backup og meta

6 mẹo hay giúp trẻ đối phó ngay với áp lực từ bạn bè

6 mẹo hay giúp trẻ đối phó ngay với áp lực từ bạn bè

Thái độ và tính cách của trẻ có thể bị tác động bởi bên ngoài. Thậm chí, nhiều lúc áp lực từ bạn bè có thể khiến trẻ có những suy nghĩ làm bố mẹ bất ngờ.

Bé luôn ngoan ngoãn và nhút nhát, nhưng gần đây lại xuất hiện hành vi đòi hỏi và cãi lời. Trước đây, trẻ không hề chú ý đến bất cứ điều gì nhưng bỗng nhiên bây giờ con lại hứng thú với mọi thứ xung quanh. Nếu bạn thấy con mình có những hành vi khác thường này thì nhiều khả năng trẻ đang bị ảnh hưởng bởi bạn bè đấy. Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé.

Áp lực bạn bè có nghĩa là gì?

Áp lực từ bạn bè (peer pressure) là áp lực của bạn bè xung quanh trẻ, áp lực để trẻ có cùng một tác phong như mọi người xung quanh, để trẻ có tác phong như là một thành viên của nhóm, một thành viên của cộng đồng. Áp lực từ bạn bè có thể tốt, nếu một nhóm có tác phong tốt và ngược lại.

Nhiều người thường nghĩ rằng áp lực bạn bè chỉ ảnh hưởng đến thanh thiếu niên. Thế nhưng, thực tế bạn bè không chỉ ảnh hưởng đến những trẻ độ tuổi dậy thì mà còn có thể tác động đến những bé nhỏ tuổi hơn. Thời điểm mà trẻ có thể gặp phải vấn đề này là vào khoảng 9 tuổi hoặc thậm chí ngay khi bắt đầu đi học.

Tại sao trẻ em lại bị áp lực từ bạn bè?

Có rất nhiều lý do khác nhau khiến trẻ rơi vào tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Trẻ muốn hòa nhập với những đứa trẻ khác
  • Trẻ muốn bắt chước một bạn mà bé ngưỡng mộ hoặc con nghĩ rằng hành động của bạn ấy quá tuyệt nên muốn thử xem sao
  • Trẻ bị bắt nạt và buộc phải làm theo những yêu cầu của bạn bè để tránh khỏi tình trạng này.

Ảnh hưởng tiêu cực của áp lực từ bạn bè

Áp lực từ bạn bè có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của trẻ:

  • Bí mật hút thuốc lá hoặc uống rượu
  • Nói dối để trốn tránh những cuộc trò chuyện
  • Sử dụng ma túy
  • Bắt đầu khám phá về bản thân và có những mối quan hệ bất thường với bạn bè
  • Nghiện Internet, trò chơi điện tử hoặc có những thói quen sử dụng mạng không an toàn
  • Ăn cắp, gian lận…

Ảnh hưởng tích cực của áp lực bạn bè

Áp lực bạn bè không chỉ có ảnh hưởng tiêu cực mà còn có những ảnh hưởng tích cực như:

  • Trẻ bắt đầu học tập chăm chỉ và cố gắng đạt điểm cao
  • Trẻ có thể tìm được một người bạn tốt để chia sẻ những mối quan tâm hoặc những cảm giác không thoải mái mà không tiện bày tỏ ở nhà
  • Trẻ bắt đầu gặp nhiều người bạn mới và cải thiện kỹ năng giao tiếp
  • Trẻ có động lực để tham gia các hoạt động ngoài giờ học như chơi thể thao, học nhạc…
  • Trẻ có thể xây dựng tình bạn lâu dài
  • Trẻ biết cách quan tâm đến mọi người xung quanh, có trách nhiệm và đáng tin cậy hơn.

Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua?

Dưới đây là một vài điều bố mẹ có thể thử để giúp con yêu vượt qua những áp lực từ bạn bè:

  • Dạy trẻ nói từ chối khi cảm thấy không thoải mái với việc gì đó.
  • Hãy nói với trẻ rằng bạn yêu trẻ vô điều kiện.
  • Đừng so sánh trẻ với bất cứ ai khác. Nếu lo lắng, hãy cố gắng giúp đỡ chứ đừng làm bé căng thẳng thêm.
  • Luôn dành thời gian để lắng nghe trẻ nói. Điều này sẽ giúp con cảm thấy bố mẹ luôn ở cạnh mình mỗi khi cần hoặc những lúc muốn được chia sẻ.
  • Hãy nói với trẻ nên tránh xa những người bạn có những hành động sai trái và nguy hiểm. Nếu trẻ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết phải làm như thế nào, hãy nói chuyện với giáo viên của trẻ để nhận được lời khuyên.
  • Giúp trẻ tự tin hơn.

[embed-health-tool-child-growth-chart]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

6 Simple Tips To Help Your Kid Handle Peer Pressure  http://www.momjunction.com/articles/tips-to-help-your-kid-handle-peer-pressure_00329979/ ngày truy cập 12/12/2017

Under the Influence? Help Your Kids Resist Peer Pressure https://www.parents.com/kids/problems/peer-pressure/under-the-influence-help-your-kids-resist-peer-pressure/ ngày truy cập 12/12/2017

 

Phiên bản hiện tại

08/09/2020

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả

Bé mấy tháng ăn được cơm nát? Tổng hợp cách nấu cơm nát cho bé tập ăn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 08/09/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo