backup og meta

4 quy tắc ứng xử nơi công cộng bạn nên dạy bé

4 quy tắc ứng xử nơi công cộng bạn nên dạy bé

Bé có thể vô tình có những hành động xấu mà bạn không hề hay biết ở nơi công cộng. Bạn có thể tham khảo những hành động thường gặp sau để biết được cách ứng xử tốt nhất khi gặp phải những trường hợp này.

1. Chạm vào các đồ vật mà bé không được phép chạm vào

Ví dụ, khi đi lấy thực phẩm khỏi các kệ ở cửa hàng tạp hóa, bạn nên nhắc nhở bé rằng: “Con không nên chạm vào bất cứ thứ gì mà không có sự cho phép của bố, mẹ, bởi vì tất cả mọi thứ ở đây thuộc về cửa hàng và con có thể sẽ làm hư đồ của người khác’. Để bé làm theo, bạn có thể đánh lạc hướng con bạn bằng bánh, kẹo, ví dụ như bánh quy hình thú. Bạn cũng có thể cho con mình tham gia mua sắm cùng bạn bằng cách đưa các loại thực phẩm an toàn để bé xách hoặc cho bé đẩy xe mua hàng. Nếu bé ngồi trong xe đẩy của cửa hàng tạp hóa, hãy nhờ bé đặt các món hàng vào trong xe. Ngoài ra, hãy trò chuyện cùng bé khi đi mua sắm để bé cảm thấy mình cũng được đóng vai trò trong việc này. Cuối cùng, bạn không nên dẫn bé 2 tuổi đến cửa hàng có nhiều đồ dễ vỡ, như một tiệm kính hoặc cửa hàng bát đĩa. Đừng quên hãy khen ngợi khi bé giúp đỡ bạn hoặc làm việc gì đó cho bạn.

2. Giận dỗi nơi công cộng

Thông thường, bé hay giận dỗi khi không được bố, mẹ mua cho một món đồ chơi hoặc một cây kẹo ở cửa hàng. Hãy kiến quyết nói với bé rằng: “Bố mẹ chỉ mua đồ ăn tại các cửa hàng tạp hóa, không phải đồ chơi “. Hãy lờ cơn giận của bé đi và tỏ ra cứng rắn. Nếu bé tỏ ra giận dỗi và ngồi xuống ăn vạ, cứ tiếp tục đi (tuy nhiên hãy đảm bảo vị trí bé ngồi ăn vạ là an toàn) và cuối cùng bé sẽ phải đứng dậy đi theo bạn. Nếu bé không có tính cẩn thận hoặc đang ở gần những đồ vật dễ vỡ, hãy đưa bé ra khỏi đó ngay. Nếu bé gây phiền cho những người xung quanh ở những nơi như nhà hàng hoặc nhà thờ, bạn vẫn nên đưa bé ra khỏi khu vực đó. Bạn hãy nhớ rằng bạn không bao giờ được la hét hoặc tỏ ra giận dữ trong cửa hàng, nhất là khi có mặt bé.

3. Đi lung tung trong cửa hàng

Khi đưa bé đến nơi công cộng, hãy dặn dò bé rằng: “Phải đi theo bố mẹ khi vào cửa hàng, không thì con sẽ bị lạc đấy’. Đầu tiên hãy đặt bé vào xe đẩy của cửa hàng tạp hóa trong khoảng 2 tới 3 phút và không cho phép bé tới gần bạn. Nếu bé không chịu ngồi yên trong xe đẩy, hãy dẫn bé ra ngoài và bắt bé úp mặt vào tường. Bạn có thể mua một cái đai địu bé để sử dụng mỗi khi đi mua sắm. Hãy thả bé xuống 5 phút một lần để bé được có cơ hội học cách kiểm soát bản thân ở nơi công cộng. Phương án cuối cùng, bạn có thể mướn người trông trẻ để bạn không phải dẫn bé theo mà vẫn yên tâm khi không ở gần con. Khi bé chịu đi theo bạn một cách ngoan ngoãn, đừng quên khen ngợi bé.

4. Không muốn đi khám bác sĩ

Bé sợ đi khám bác sĩ? Nếu vậy, sau đây là vài mẹo có thể giúp bạn trong tình huống này:

  • Lên lịch hẹn gặp bác sĩ khi bé không buồn ngủ. Ngoài ra bạn hãy cho bé ăn trước để không bị đói.
  • Mang theo thú nhồi bông, chăn, núm vú giả hoặc thức ăn vặt để giữ bé luôn bận rộn trong phòng chờ. Ngoài ra các đồ vật này còn có thể giúp bé ngồi yên trong thời gian khám bệnh.
  • Để giúp bác sĩ khám bệnh dễ dàng hơn, hãy tự thực hành khám tại nhà cho bé. Bạn có thể khám trong tai, dạy bé mở miệng thật rộng và thở sâu bằng miệng. Đừng để bé thấy nhột bởi điều này sẽ gây trở ngại nếu bác sĩ khám thực sự.

Cuối cùng, nếu bé đã trên 2 tuổi và bé sợ bị tiêm hoặc sợ đến bác sĩ, hãy cố gắng giúp bé liên tưởng đến những điều thú vị ở phòng khám. Khi đi ngang qua phòng khám, hãy ghé vào để chào hỏi các y tá và bác sĩ. Việc nán lại đó một vài phút sẽ khuyến khích con bạn quen dần với việc tiếp xúc với người khác. Cách tiếp cận này sẽ làm cho bé bớt e dè, thích thú hơn và không còn quá sợ hãi bác sĩ nữa.

[embed-health-tool-child-growth-chart]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Schmitt, Barton D. MD F.A.A.P. Your Child’s Health. New York: Bantam, 2005. Bản in. Trang 335 – 336

Nguồn hình ảnh: http://www.blogcdn.com. Ngày truy cập 25/09/2015

Phiên bản hiện tại

10/12/2019

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư


Bài viết liên quan

Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả

Bé mấy tháng ăn được cơm nát? Tổng hợp cách nấu cơm nát cho bé tập ăn


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo