backup og meta

Hello Bacsi | [Trò chuyện cùng Bác sĩ] Nên hay không nên tiêm vacxin cho trẻ nhỏ?

Thời gian gần đây, phong trào chống sử dụng vaccine (anti-vaccine) đã và đang “dậy sóng” trên các trang mạng xã hội.

👨‍👩‍👧‍👦 Xuất hiện 2 nguồn ý kiến trái chiều về việc tiêm vacxin cho trẻ :

✅ Nên cho trẻ tiêm vacxin

Tiêm vacxin cho trẻ hiện là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

❌Không nên tiêm vacxin cho trẻ

Tiêm vacxin dẫn đến triệu chứng tự kỷ ở trẻ, là nguyên nhân gây bệnh tự miễn.

Vậy ý kiến nào mới chính xác?

👨‍⚕️👨‍⚕️ Các bạn hãy cùng Hello Bacsi trò chuyện với Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh – Bác sĩ bệnh viện Ung bướu để làm rõ vấn đề này.

1.💉 Tiêm vacxin có nguy hiểm đến trẻ hay không?

– Vacxin chính là thành quả của khoa học, là chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Vacxin chủ yếu là các kháng nguyên được làm yếu đi. Các kháng nguyên này tương ứng với các loại bệnh khác nhau, cho phép cơ thể tự làm quen với bệnh mà không xuất hiện triệu chứng nào.

– Vacxin được đưa vào sử dụng thì phải đảm bảo được tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới về mặt vô khuẩn, thuần khiết và không độc. Ngoài ra, vacxin yêu cầu phải kiểm tra mức độ phản ứng do vacxin gây ra và tình trạng của loại bệnh đó trên thực tế. Toàn bộ quy trình đều được giám sát nghiêm ngặt nên khá an toàn cho người sử dụng.

Vì thế, tiêm vacxin là biện pháp phòng bệnh an toàn, hiệu quả.

2.🚫Tác hại của trào lưu không tiêm vacxin

– Thứ nhất: Khi trẻ ở trong bụng mẹ thì nhận được sự hỗ trợ hệ miễn dịch từ mẹ nhưng khi trẻ sinh ra, không còn hệ miễn dịch hỗ trợ mà hệ thống miễn dịch của trẻ lại chưa hoàn thiện thì trẻ sẽ rất dễ bị vi rút, vi khuẩn tấn công. Tiêm vacxin là cách an toàn nhất để bảo đảm sức khỏe của bé.

– Thứ hai: việc tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ sẽ tạo nên hệ miễn dịch cộng đồng, gián tiếp phòng chống những bệnh truyền nhiễm. Ví dụ, khi trẻ không tiêm vacxin, hệ miễn dịch kém dẫn đến việc trẻ hay nhiễm bệnh, từ đó, trẻ sẽ phải đến những cơ sở y tế thường xuyên – một nơi có rất nhiều vi rút và vi khuẩn luôn sẵn sàng để tấn công hệ miễn dịch yếu ớt của trẻ.

– Thứ ba: nếu không tiêm phòng, trẻ rất dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm, ngay cả khi đã điều trị thành công thì khả năng gặp phải các di chứng trầm trọng cũng rất cao.

3.📢 Tình trạng không nên tiêm ngừa

1️⃣Trẻ đã từng bị phản ứng dị ứng sau khi chủng ngừa được khuyến cáo không nên tiếp tục dùng liều bổ sung của loại vacxin đó.

2️⃣Từng loại vacxin sẽ có những chỉ định khác nhau và tùy vào cơ địa, tuổi tác của mỗi đứa trẻ mà nên hay không nên tiêm. Vậy nên, cách tốt nhất là bạn phải tham khảo thông tin vacxin và ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm phòng cho trẻ.

Bạn có thể tham khảo thêm: https://bit.ly/2Kh38am

3️⃣Nguyên tắc chung cho trẻ khi đi tiêm phòng là đợi cho đến khi tình trạng sức khỏe của trẻ tốt nhất rồi mới tiêm vacxin dựa theo lịch tiêm chủng cho trẻ được Bộ Y Tế đưa ra và lịch này có thể thay đổi mỗi năm, bạn cũng cần cập nhật để biết thông tin chi tiết nhất

4.Làm thế nào để đảm bảo bé được tiêm ngừa đầy đủ và an toàn?

Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bố mẹ cần lưu ý:

✅Giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình.

✅Chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.

✅Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc,…Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. Bố mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng này kéo dài hơn 1 ngày.

✅Khi trẻ bị sốt, bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

✅Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái,… thì bố mẹ cần đưa trẻ tới trung tâm y tế ngay.

👉Hãy LIKE và SHARE để thêm nhiều người biết đến nhé!!!

👉Nếu bạn có bất kì thắc mắc hay cần cung cấp thêm thông tin về sức khỏe hãy để lại bình luận bên dưới, Hello Bacsi rất hạnh phúc khi được cung cấp những thông tin bổ ích cho mọi người!

HelloBacsi và bạn, cùng giúp người Việt khỏe hơn, hạnh phúc hơn!!!

#HelloBacsi #trochuyencungbacsi #talktodoctor #parenting #nuoidaycon

———————————————————————————–

Website: http://bit.ly/Hello_Bacsi

Facbook: https://www.facebook.com/hellobacsi/

Instagram: https://www.instagram.com/hellobacsi/

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phiên bản hiện tại

02/01/2025

Tác giả: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?



Tác giả: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo