backup og meta

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà: “Công thức sữa 6 HMO cùng 2 tỷ lợi khuẩn sẽ là giải pháp hỗ trợ dinh dưỡng giúp bé tiêu hóa khỏe, mẹ bớt lo âu khi trở lại với công việc”

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà: “Công thức sữa 6 HMO cùng 2 tỷ lợi khuẩn sẽ là giải pháp hỗ trợ dinh dưỡng giúp bé tiêu hóa khỏe, mẹ bớt lo âu khi trở lại với công việc”

Với nhiều bà mẹ, việc duy trì cho trẻ bú mẹ khi phải trở lại với công việc sau thời gian nghỉ thai sản là một thách thức không nhỏ. Trường hợp mẹ không đủ điều kiện cho con bú thì cũng đừng nên quá lo lắng việc dùng sữa công thức có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của con, bởi nhờ sự tiến bộ của khoa học, mẹ đã có thể chủ động tìm nguồn dinh dưỡng được nghiên cứu dựa trên nền tảng các thành phần dưỡng chất của sữa mẹ để giúp bé ổn định hệ tiêu hóa khi mẹ đi làm lại, đặc biệt là với những loại công thức sữa cải tiến có chứa 6 HMO, thành phần đạt khoảng 58% tổng lượng HMO trong sữa mẹ.

Các lo lắng của mẹ về bé khi phải ngưng cho bú do đi làm lại

Không phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) luôn khuyến cáo việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh và bú mẹ cho đến hết 2 năm đầu đời [2]. Tại từng cột mốc cụ thể, sữa mẹ sẽ có những biến đổi tự nhiên về hàm lượng các chất nhằm phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của bé [3], [4]. Đặc biệt, sữa mẹ còn tác động tích cực đến quá trình hoàn thiện cấu trúc và chức năng của đường ruột [5].

Sữa mẹ là nguồn cung cấp lợi khuẩn giúp định hình hệ vi sinh đường ruột cho bé, điển hình là 2 chủng lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus. Nghiên cứu cho thấy, bé bú mẹ sẽ có số lượng lợi khuẩn Bifidobacterium cao hơn bé bú sữa công thức [6]. Ngoài ra, sữa mẹ còn được chứng minh giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi, chẳng hạn như Bifidobacteria và làm giảm sự phong phú của các vi khuẩn có hại nhờ vào thành phần HMO [5].

HMO là các chất có hoạt tính sinh học còn có vai trò là nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Hiện có khoảng 200 HMO khác nhau được phát hiện, trong đó 6 HMO nổi bật là DFL, 2′-FL, 3-FL, LNT, 3′-SL, 6′-SL [7]. Mỗi HMO sẽ có tiềm năng tác động đến cơ thể bé theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, 3-FL là một trong những HMO có thể được hấp thu vào hệ tuần hoàn và thực hiện các chức năng miễn dịch, DFL hỗ trợ phòng chống các bệnh lý viêm nhiễm ở trẻ [8], [9], [10]. Nghiên cứu chứng minh sự kết hợp của 6 HMO này sẽ mang đến cho bé các lợi ích như: [11]

  • Có thể giúp đa dạng hệ lợi khuẩn ở một số chủng, hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột.
  • Có tiềm năng tạo sự tương hỗ & cộng hưởng ở một số chủng lợi khuẩn, từ đó giúp tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hiệu quả miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Có thể giúp tăng gấp đôi lượng axit béo chuỗi ngắn (SCFA), một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe trẻ

Nếu lượng sữa mẹ không đủ, bé sẽ không còn được nhận đủ các thành phần quan trọng như đạm whey, đường lactose và chất béo hay HMO và các lợi khuẩn. Ngoài ra, việc thay đổi nguồn sữa mới còn có thể khiến bé [12]:

  • Không quen với vị sữa lạ và bỏ bú bình, chậm tăng cân.
  • Bé có thể gặp tình trạng kích ứng hoặc dị ứng, dẫn đến tiêu hóa có nhiều vấn đề như đầy bụng, táo bón, tiêu chảy… [13].
  • có thể sẽ ốm vặt do loại sữa công thức đang dùng không chứa các kháng thể như trong sữa mẹ [14].

Do đó, nếu phải ngưng cho bú vì điều kiện công việc không cho phép, mẹ sẽ cần tìm kiếm công thức sữa có đủ 6 HMO để nhận được những lợi ích do “combo” này mang lại. Ngoài ra, sữa công thức cũng cần được cung cấp nguồn lợi khuẩn dồi dào, đặc biệt là 2 chủng lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus để bé phát triển hệ vi sinh đường ruột, giảm nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa. Đồng thời, công thức sữa cũng cần chứa đạm whey giàu alpha-Lactalbumin, là loại đạm dễ tiêu hóa, khi có mặt HMO và lợi khuẩn, các axit amin  quý từ đạm whey sẽ phát huy tối đa tác dụng giúp bé tăng cường hấp thụ được dưỡng chất. [15], [16].


PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà cũng chia sẻ thêm: “Việc chuyển đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức là một thách thức không nhỏ cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu trên thế giới đang cố gắng “bắt chước” nhiều nhất và tối ưu nhất các thành phần dinh dưỡng và các hoạt chất sinh học trong sữa mẹ cách tổng hợp thêm các chất như 6 HMO, lợi khuẩn, đạm whey giàu alpha-Lactalbumin… nhằm đem lại nhiều lợi ích nhất có thể trong trường hợp trẻ phải bổ sung sữa do mẹ phải đi làm lại”.

Công thức sữa với 6 HMO cùng 2 tỷ lợi khuẩn BB-12 và LGG trong 100g bột sẽ giúp mẹ bớt âu lo khi phải quay trở lại với công việc

 2 tỷ lợi khuẩn

Nếu như trước đây, các công thức sữa chỉ có 5 HMO, bị thiếu mất đi DFL hoặc 3-FL khiến bé không nhận được đầy đủ lợi ích tiềm năng do 6 HMO mang lại thì hiện với sự tiến bộ của khoa học, lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện công thức sữa với 6 HMO, thành phần này đạt 58% tổng lượng HMO trong sữa mẹ, giúp thu hẹp khoảng cách giữa sữa mẹ và sữa công thức.

Công thức sữa cải tiến có đủ cả 6 HMO quan trọng là DFL, 2′-FL, 3-FL, LNT, 3′-SL, 6′-SL, giúp bé nhận được đầy đủ các lợi ích do “combo” này mang lại như có thể giúp đa dạng hệ lợi khuẩn ở một số chủng, hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột, có tiềm năng tạo sự tương hỗ & cộng hưởng ở một số chủng lợi khuẩn, từ đó giúp tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hiệu quả miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể, có thể giúp tăng gấp đôi lượng axit béo chuỗi ngắn (SCFA), một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe trẻ [11].

Ngoài ra, công thức sữa cải tiến còn chứa đến 2 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium lactis BB-12 (BB-12TM) và Lactobacillus rhamnosus GG (LGGTM) trên 100g bột. Trong đó, BB-12 là loại lợi khuẩn có khả năng bám dính vào tế bào niêm mạc ruột, giúp ngăn chặn khả năng gây hại của các loại vi khuẩn khác, đồng thời chúng còn có thể tận dụng tốt nguồn prebiotics HMO để thúc đẩy hệ tiêu hóa của bé phát triển khỏe mạnh hơn [17], [18]. 

Đặc biệt, để thu hẹp khoảng cách với sữa mẹ, công thức sữa cải tiến với 6 HMO còn chứa lượng đạm whey giàu apha-Lactalbumin gần với “chuẩn vàng sữa mẹ”, khoảng 2,2g/lít (trong sữa mẹ là 2 – 3g/lít). Do đó, với những trường hợp mẹ không đủ điều kiện cho bé bú do đi làm lại, mẹ cũng không cần quá lo vì có thể nhờ đến “trợ thủ” công thức sữa cải tiến với 6 HMO cùng 2 tỷ lợi khuẩn BB-12 và LGG và đạm whey giàu apha-Lactalbumin. 

Việc phải chọn phương pháp hỗ trợ dinh dưỡng cho bé khi đi làm lại có thể khiến mẹ lo lắng, trăn trở cho sức khỏe của con. Tuy nhiên, với trường hợp này, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà chia sẻ, mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn cho con những sản phẩm sữa công thức uy tín có chứa 6 HMO, lợi khuẩn cùng các thành phần được lấy cảm hứng từ sữa mẹ. Đây sẽ là phương pháp an toàn, tiện lợi, đáng để mẹ cân nhắc. Điều duy nhất mẹ cần lưu ý là hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để có thể giúp con chọn được loại sữa phù hợp với nhu cầu và tình trạng hiện tại mẹ nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Breastfeeding when you return to work https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/breastfeeding-workplace Ngày truy cập: 11/12/2024 

2. Breastfeeding https://www.who.int/health-topics/breastfeeding#tab=tab_2 Ngày truy cập: 11/12/2024 

3. The Risks of Not Breastfeeding for Mothers and Infants https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC2812877/ Ngày truy cập: 11/12/2024 

4. Review of Infant Feeding: Key Features of Breast Milk and Infant Formula https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4882692/ Ngày truy cập: 11/12/2024

5. Special Issue: The Impact of Early Life Nutrition on Gut Maturation and Later Life Gut Health https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10058133/ Ngày truy cập: 11/12/2024

6. Microbial goldmine: Investigating probiotic floral diversity in human breast milk https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S2212619824000196# Ngày truy cập: 11/12/2024

7. Human milk oligosaccharides: Every baby needs a sugar mama https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3406618/ Ngày truy cập: 24/11/2024

8. Rousseaux A, Brosseau C, Le Gall S, Piloquet H, Barbarot S, Bodinier M. Human Milk Oligosaccharides: Their Effects on the Host and Their Potential as Therapeutic Agents. Front Immunol. 2021;12:680911. Published 2021 May 24. doi:10.3389/fimmu.2021.680911 [Link].

9. Goehring KC, Kennedy AD, Prieto PA, Buck RH. Direct evidence for the presence of human milk oligosaccharides in the circulation of breastfed infants. PLoS One. 2014;9(7):e101692. Published 2014 Jul 7. doi:10.1371/journal.pone.0101692 [Link].

10. Craft KM, Townsend SD. Mother Knows Best: Deciphering the Antibacterial Properties of Human Milk Oligosaccharides. Acc Chem Res. 2019;52(3):760-768. doi:10.1021/acs.accounts.8b00630 [Link].

11. De Bruyn F, James K, Cottenet G, Dominick M, Katja J. Combining Bifidobacterium longum subsp. infantis and human milk oligosaccharides synergistically increases short chain fatty acid production ex vivo. Commun Biol. 2024;7(1):943. Published 2024 Aug 4. doi:10.1038/s42003-024-06628-1 [Link].

12. Breastfeeding and medications: What’s safe? https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breastfeeding-and-medications/art-20043975 Ngày truy cập: 11/12/2024 

13. Milk allergy and lactose intolerance in babies and children https://www.pregnancybirthbaby.org.au/milk-intolerance-in-babies-and-children Ngày truy cập: 11/12/2024

14. Breastfeeding vs. Formula Feeding https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html Ngày truy cập: 11/12/2024

15. Alpha Lactalbumin https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/alpha-lactalbumin Ngày truy cập: 11/12/2024

16. Effects of an Amino Acid-Based Formula Supplemented with Two Human Milk Oligosaccharides on Growth, Tolerability, Safety, and Gut Microbiome in Infants with Cow’s Milk Protein Allergy https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35684099/ Ngày truy cập: 11/12/2024

17. Pre-, pro-, syn-, and Postbiotics in Infant Formulas: What Are the Immune Benefits for Infants? https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10004767/ Ngày truy cập: 11/12/2024

18. The Science behind the Probiotic Strain Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12® https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5029483/ Ngày truy cập: 11/12/2024

Phiên bản hiện tại

08/01/2025

Tác giả: Giang Tran

Tham vấn y khoa: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà

Cập nhật bởi: Giang Tran


Bài viết liên quan

Vai trò của 6 HMO cùng bộ đôi lợi khuẩn BB-12, LGG và chất xơ GOS/FOS trong việc nuôi dưỡng hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho bé

Công thức sữa với 6 HMO đột phá đầu tiên tại Việt Nam có gì đặc biệt?


Tham vấn y khoa:

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội


Tác giả: Giang Tran · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo