backup og meta

Tật khúc xạ

Tật khúc xạ

Tật khúc xạ là một rối loạn mắt, khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh mắt thu về. Có ba tật khúc xạ của mắt là cận thị, viễn thị và loạn thị.

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về các tật khúc xạ mắt trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Tật khúc xạ ở mắt là gì?

Tật khúc xạ là một rối loạn mắt rất phổ biến, xảy ra khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Hệ quả của các tật khúc xạ là mờ tầm nhìn, đôi khi làm thị lực suy yếu.

Ba tật khúc xạ mắt phổ biến nhất là:

  • Cận thị: khó nhìn thấy rõ các vật ở xa
  • Viễn thị: khó nhìn thấy rõ các vật ở gần
  • Loạn thị: có thể làm méo mó thị lực do một giác mạc cong không đều, lớp vỏ bọc rõ ràng của nhãn cầu

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tật khúc xạ là gì?

Mờ mắt là triệu chứng phổ biến nhất của các tật khúc xạ. Một số dấu hiệu và triệu chứng thông thường khác của mắt bị tật khúc xạ có thể bao gồm:

  • Nhìn đôi
  • Tầm nhìn bị mờ
  • Nhìn thấy ánh sáng chói hoặc quầng sáng xung quanh ánh đèn
  • Nheo mắt
  • Nhức đầu
  • Mỏi mắt, nhức mắt
  • Khó tập trung khi đọc hoặc nhìn vào máy tính

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tật khúc xạ là gì?

Nguyên nhân gây các tật khúc xạ mắt

Có nhiều nguyên nhân gây ra tật khúc xạ như:

  • Di truyền
  • Tư thế ngồi kém
  • Mắt thường xuyên hoạt động trong môi trường ánh sáng kém

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tật khúc xạ mắt?

Ước tính có 153 triệu người trên toàn thế giới bị suy giảm thị lực do sai sót về tật khúc xạ không được điều chỉnh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tật khúc xạ?

Bạn có thể có nguy cơ cao đối với tình trạng này nếu bạn đang gặp những điều kiện sau:

  • Di truyền học. Bệnh về mắt có thể có trong các rối loạn di truyền kết hợp như: hội chứng Knobloch, hội chứng Marfan và hội chứng Stickler;
  • Môi trường. Trong các nghiên cứu về khuynh hướng di truyền của sai số tật khúc xạ, có một mối tương quan giữa các yếu tố môi trường và nguy cơ phát triển cận thị.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán tật khúc xạ?

Chẩn đoán các tật khúc xạ mắt

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể gặp tình trạng này, việc khám mắt sẽ được thực hiện. Bạn tham gia khám bằng cách báo với bác sĩ loại mắt kính có thể cung cấp hình ảnh rõ ràng nhất, để bác sĩ điều chỉnh theo độ cho tới khi đạt được độ chính xác cuối cùng.

Ở những bệnh nhân không thể cung cấp phản hồi cần thiết (bao gồm người bị khuyết tật về thể chất và nhận thức và trẻ nhỏ), bác sĩ có thể đánh giá sai số khúc xạ thông qua xét nghiệm nội soi. Để thực hiện xét nghiệm nội soi, bác sĩ sử dụng kính hiển vi chiếu ánh sáng vào mắt bệnh nhân. Bác sĩ sẽ thử nghiệm các ống kính khác nhau trong khi quan sát phản xạ ánh sáng hoặc phản chiếu trong mắt bệnh nhân để xác định độ chính xác của tật khúc xạ.

Những phương pháp dùng để điều trị tật khúc xạ mắt là gì?

Sai số tật khúc xạ có thể được điều chỉnh bằng một số phương pháp điều trị như đeo kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật.

  • Đeo kính mắt là cách đơn giản và an toàn nhất để sửa chữa bệnh về tật khúc xạ. Bác sĩ nhãn khoa có thể giúp lựa chọn kính đúng số để điều chỉnh sai số khúc xạ và cho bạn tầm nhìn tối ưu;
  • Đeo kính áp tròng. Trong nhiều trường hợp, kính sát tròng cung cấp tầm nhìn rõ ràng hơn, tầm nhìn rộng hơn và thoải mái hơn. Đây là một lựa chọn an toàn và hiệu quả nếu được trang bị và sử dụng đúng cách. Điều quan trọng là phải rửa tay và vệ sinh thấu kính theo hướng dẫn để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có một số bệnh về mắt, bạn không thể đeo kính áp tròng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ;
  • Phẫu thuật khúc xạ nhằm thay đổi hình dạng của giác mạc vĩnh viễn. Sự thay đổi hình dạng này của mắt phục hồi khả năng tập trung của mắt bằng cách cho phép các tia sáng tập trung chính xác vào võng mạc để giúp cải thiện tầm nhìn. Có nhiều loại phẫu thuật khúc xạ. Bác sĩ nhãn khoa có thể giúp bạn quyết định xem loại hình phẫu thuật nào là phù hợp.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tật khúc xạ?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Kiểm tra mắt thường xuyên;
  • Kiểm soát các bệnh sức khỏe mạn tính.

Một số bệnh như tiểu đường và huyết áp cao, có thể ảnh hưởng đến thị lực nếu bạn không điều trị đúng cách;

  • Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời. Bạn nên mang kính râm ngăn chặn ánh tia cực tím (UV);
  • Ngăn ngừa thương tích mắt. Bạn nên đeo kính bảo hộ khi làm những việc nhất định, chẳng hạn như chơi thể thao, cắt cỏ, sơn hoặc sử dụng các sản phẩm khác có khói độc;
  • Chế độ ăn uống lành mạnh. Cố gắng ăn nhiều hoa quả, rau lá xanh và các loại rau có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa cũng như vitamin A và beta carotene. Chúng cũng quan trọng để duy trì thị lực khỏe mạnh;
  • Sử dụng kính đúng độ. Dùng kính đúng độ sẽ tối ưu tầm nhìn của bạn. Bạn nên kiểm tra mắt thường xuyên để đảm bảo đeo kính đúng độ.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Refractive error. http://www.who.int/features/qa/45/en/. Ngày truy cập 3/3/2017

Refractive error. http://www.iapb.org/vision-2020/what-is-avoidable-blindness/refractive-error. Ngày truy cập 3/3/2017

Refractive Errors https://medlineplus.gov/refractiveerrors.html Ngày truy cập: 08/10/2021

Eye Diseases & Conditions https://preventblindness.org/refractive-error-myopia-hyperopia-astigmatism-presbyopia/ Ngày truy cập: 08/10/2021

Refractive Errors https://www.umkelloggeye.org/conditions-treatments/refractive-errors Ngày truy cập: 08/10/2021

Refractive Errors https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/refractive-errors Ngày truy cập: 08/10/2021

Phiên bản hiện tại

08/12/2021

Tác giả: Phương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Phương Quỳnh


Bài viết liên quan

Nhức 1 bên mắt là bị gì? Điểm danh những nguyên nhân thường gặp

Viễn thị


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 08/12/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo