backup og meta

Bệnh viêm kết mạc có nguy hiểm không?

Bệnh viêm kết mạc có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc là một tình trạng phổ biến gây đỏ và viêm lớp mô mỏng bao phủ phía trước mắt (kết mạc). Viêm kết mạc có thể gây khó chịu, tuy nhiên, các biến chứng xảy ra là rất hiếm. Vậy viêm kết mạc có nguy hiểm không?

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé!

Viêm kết mạc có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng màng trong suốt (kết mạc) lót mí mắt và che phủ phần lòng trắng mắt. Nếu bạn thắc mắc viêm kết mạc có nguy hiểm không thì câu trả lời là không, nhưng người mắc cần nhận biết và có các biện pháp điều trị tích cực để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc là lành tính, điều trị triệu chứng tích cực có thể giúp bệnh tiến triển và nhanh lành sau khoảng 1 tuần. Trường hợp viêm kết mạc nặng hơn thì thời gian có thể kéo dài từ 10-15 ngày. Viêm kết mạc có khả năng lây lan khá nhanh, vì vậy việc trang bị các kiến thức trong chăm sóc và bảo vệ mắt để phòng ngừa lây lan bệnh, cũng như tránh trường hợp bệnh trở nặng là rất quan trọng.

Bạn có thể quan tâm: Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi và các phương pháp điều trị tại nhà

viêm kết mạc có nguy hiểm không?

Dù lành tính, tuy nhiên viêm kết mạc vẫn có thể dẫn đến các biến chứng nặng, bạn cần lưu tâm đến các dấu hiệu bất thường như tình trạng viêm kết mạc kéo dài trên 20 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, không đáp ứng điều trị với thuốc thông thường, bệnh tiến triển nặng, mắt sưng to, đau đớn dữ dội, có dấu hiệu mờ mắt, tầm nhìn bị ảnh hưởng.

Viêm kết mạc có nguy hiểm không và các biến chứng thường gặp

Bệnh nhân bị viêm kết mạc do virus có nguy cơ gặp biến chứng cao nhất. Khoảng 38,2% bệnh nhân viêm kết mạc do virus bị biến chứng giác mạc và 19,1% bị viêm màng bồ đào. Những bệnh nhân này luôn phải đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được điều trị phù hợp.

Viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không? Biến chứng viêm kết mạc là khá hiếm gặp nhưng chúng vẫn có thể xảy ra và bao gồm: 

Nhiễm trùng lây lan

Viêm kết mạc có nguy hiểm không? Bệnh không nguy hiểm nhưng rất dễ lây lan nếu nguyên nhân là do virus và vi khuẩn. Chúng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất lỏng chảy ra từ mắt của người bị nhiễm bệnh. Viêm kết mạc có thể ảnh hưởng đến một bên mắt lúc đầu, sau đó lây lan nhanh sang mắt còn lại chỉ sau vài giờ.

Bệnh tái phát

Viêm kết mạc có thể tái phát, đặc biệt nếu bạn bị viêm kết mạc dị ứng. Mỗi khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, mắt có thể phản ứng. Nếu bạn bị viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc virus, nhiễm trùng cũng có thể truyền nhiễm và tái phát về sau nếu không giữ vệ sinh kỹ lưỡng.

Sẹo giác mắt

viêm kết mạc có nguy hiểm không và các biến chứng

Viêm kết mạc dị ứng có nguy hiểm không? Viêm kết mạc dị ứng không lây nhưng một biến chứng nghiêm trọng khác mà viêm kết mạc dị ứng có thể gây ra là sẹo ở mắt.

Viêm giác mạc

Viêm kết mạc có nguy hiểm không? Bệnh không nguy hiểm vì không để lại những biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, ở cả trẻ em và người lớn, viêm kết mạc nặng không được điều trị kịp thời có thể gây viêm giác mạc mãn tính, ảnh hưởng vĩnh viễn đến thị lực.

Ảnh hưởng đến thị lực

Viêm kết mạc rất hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, viêm kết mạc cấp do vi khuẩn Neisseria (vi khuẩn gây bệnh lậu) là nghiêm trọng và có thể nhanh chóng diễn tiến sang viêm loét giác mạc, biến chứng thủng nhãn cầu, đe dọa đến thị lực, cần đến bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám sớm.

Làm sao để ngăn ngừa bệnh lây lan và tái phát?

Viêm kết mạc không nguy hiểm và hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, bệnh lại rất dễ lây lan và tái phát. Vì vậy, bạn nên làm theo các mẹo dưới đây để tránh bệnh lây lan và tái phát:

  • Tránh dùng tay chạm vào mắt.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Không dùng chung mỹ phẩm cho mắt hoặc các vật dụng chăm sóc cá nhân như khăn mặt, khăn tắm với người khác.
  • Thay vỏ gối, khăn trải giường, khăn tắm và khăn mặt thường xuyên, giặt chúng trong nước nóng và chất tẩy rửa mạnh.
  • Vứt bỏ mỹ phẩm trang điểm đã sử dụng cho mắt trong thời gian bị viêm kết mạc.
  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa về việc đeo và làm sạch kính áp tròng đúng cách.
  • Nếu bạn đã sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh cho mắt bị nhiễm trùng, không sử dụng thuốc nhỏ mắt tương tự cho mắt không bị nhiễm trùng.

viêm kết mạc có nguy hiểm không và cách ngăn ngừa

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn có lời giải đáp cho vấn đề viêm kết mạc có nguy hiểm không. Các biến chứng của viêm kết mạc rất hiếm gặp. Tuy nhiên, những bệnh nhân không thấy triệu chứng cải thiện trong vòng 5 đến 7 ngày hoặc có những triệu chứng nghiêm trọng như đau mắt dữ dội, cảm giác như có dị vật trong mắt, mờ mắt, nhạy cảm hơn với ánh sáng nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Conjunctivitis. https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/eyes/conjunctivitis#:~:text=Conjunctivitis%20can%20be%20a%20frustrating,to%20scarring%20in%20the%20eye. Ngày truy cập: 05/07/2022

Pink eye (conjunctivitis). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/symptoms-causes/syc-20376355. Ngày truy cập: 05/07/2022

Conjunctivitis. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK541034/. Ngày truy cập: 05/07/2022

Pink Eye. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/pink-eye. Ngày truy cập: 05/07/2022

Pink Eye (Conjunctivitis). https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8614-pink-eye-conjunctivitis. Ngày truy cập: 05/07/2022

Bacterial conjunctivitis. https://dermnetnz.org/topics/bacterial-conjunctivitis. Ngày truy cập: 05/07/2022

Phiên bản hiện tại

13/07/2022

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ BỆNH GLÔCÔM

Những quan niệm sai lầm về viêm kết mạc mắt


Tham vấn y khoa:

Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Nhãn khoa · Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản (JIEH)


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 13/07/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo