backup og meta

Viêm kết mạc kiêng gì để nhanh khỏi và hạn chế lây lan?

Viêm kết mạc kiêng gì để nhanh khỏi và hạn chế lây lan?

Viêm kết mạc là tình trạng lớp niêm mạc trong suốt bao phủ lòng trắng của mắt bị viêm và nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc chất gây dị ứng gây ra. Viêm kết mạc thường không phải là một tình trạng nghiêm trọng, nhưng nó rất dễ lây lan nếu không biết kiêng cử phù hợp. Vậy viêm kết mạc kiêng gì để bệnh nhanh khỏi và hạn chế lây lan?

Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp viêm kết mạc kiêng những gì trong bài viết ngay sau đây nhé!

Viêm kết mạc kiêng gì? Kiêng chạm tay vào mắt

viêm kết mạc kiêng gì? kiêng chạm tay vào mắt

Triệu chứng viêm kết mạc thường bao gồm đỏ, sưng, chảy nước mắt, ngứa hoặc kích ứng mắt, hay thậm chí là đóng vảy mí mắt. Với mức độ kích ứng của mắt bị nhiễm trùng, bạn có thể dễ dàng muốn chạm hoặc dụi mắt, nhưng bạn cần phải kiêng tuyệt đối điều này. 

Mỗi khi bạn chạm hay dụi tay vào mắt, bạn sẽ vô tình truyền vi trùng trên tay sang mắt hoặc nơi khác và làm cho triệu chứng kích ứng trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, dụi hoặc chạm tay vào mắt có thể khiến bệnh viêm kết mạc lây lan sang mắt còn lại dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là trước và sau khi bôi thuốc vào mắt bị nhiễm trùng. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có cồn để làm sạch tay.

Kiêng dùng chung các vật dụng cá nhân

Virus, vi khuẩn gây viêm kết mạc có thể tồn tại trên các vật dụng cá nhân mà người bệnh đã và đang sử dụng. Vì vậy, viêm kết mạc kiêng gì thì câu trả lời là nên kiêng dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây lan bệnh.

Các vật dụng cá nhân nên kiêng dùng chung với người khác, bao gồm: gối nằm, khăn tắm, khăn mặt, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm hoặc dụng cụ trang điểm, kính mắt, kính áp tròng hoặc bất cứ thứ gì khác đã tiếp xúc gần với mắt và khuôn mặt của người đang bị bệnh.

viêm kết mạc kiêng gì? dùng chung thuốc nhỏ mắt

Kiêng tái sử dụng các vật dụng tiếp xúc gần với mắt và mặt

Như đã nói ở trên, virus và vi khuẩn gây viêm kết mạc có thể tồn tại trên các vật dụng mà người bệnh đã sử dụng. Viêm kết mạc kiêng gì? Bạn nên kiêng tái sử dụng các vật dụng tiếp xúc gần với da mặt hoặc mắt mà chưa được làm sạch hay khử trùng.  Chúng bao gồm: kính đeo, kính áp tròng, khăn mặt, bao gối, chăn drap trải giường, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm hoặc dụng cụ trang điểm,… Việc kiêng cử này giúp ngăn ngừa bệnh lây nhiễm sang mắt còn lại hoặc chính bệnh nhân sẽ bị tái nhiễm bệnh sau khi đã khỏi.

Ngoài ra, bạn nên:

  • Làm sạch và khử trùng các vật dụng đã tiếp xúc với da mặt và mắt sau khi đã khỏi bệnh.
  • Giặt giũ sạch sẽ bao gối và chăn drap trải giường trước khi tái sử dụng.
  • Vứt bỏ hoặc thay thế bất kỳ đồ trang điểm hoặc cọ trang điểm nào đã sử dụng khi bị bệnh.
  • Nếu đeo kính mắt, bạn cần phải vệ sinh chúng thường xuyên bằng đồ chuyên dụng trước khi tái sử dụng.

Viêm kết mạc kiêng gì? Kiêng đeo kính áp tròng

Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy kiêng đeo kính áp tròng cho đến khi mắt cảm thấy tốt hơn hoặc được bác sĩ cho phép. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể cân nhắc chuyển sang đeo kính mắt cho đến khi mắt lành lại để tránh lây lan bệnh và ngăn ngừa tái phát trở lại. 

Ngoài ra, nếu đeo kính áp tròng dùng một lần, hãy vứt bỏ chúng cùng với hộp đựng kính. Nếu bạn muốn tái sử dụng kính áp tròng sau khi đã khỏi bệnh, hãy làm sạch và khử trùng chúng thật kỹ lưỡng.

viêm kết mạc kiêng gì? Kiêng đeo kính áp tròng

Kiêng đi ra ngoài

Viêm kết mạc kiêng gì? Vì bệnh viêm kết mạc rất dễ lây lan, nên tốt nhất bạn nên kiêng đi ra ngoài để hạn chế khả năng lây bệnh cho người khác. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà, nghỉ học hoặc làm việc tại nhà cho đến khi triệu chứng bệnh giảm nhẹ và hết tiết dịch ở mắt.

Nếu viêm kết mạc không thể tự khỏi, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ và nhận thuốc nhỏ mắt theo toa để giúp giảm đau và hạn chế khả năng lây lan.

Bạn có thể quan tâm: Bệnh viêm kết mạc có lây không?

Viêm kết mạc kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe mắt, đặc biệt là khi bạn bị viêm kết mạc. Nếu bạn thắc mắc bị viêm kết mạc kiêng ăn gì hay viêm kết mạc dị ứng kiêng ăn gì thì sau đây là một số nhóm thực phẩm bạn nên kiêng khi bị bệnh:

  • Nhóm thực phẩm gây dị ứng dù chỉ là dị ứng nhẹ
  • Thực phẩm giàu protein và có lượng đạm cao như hải sản, thịt bò, cá biển,…
  • Nhóm gia vị, thực phẩm cay như ớt, tiêu, hành….
  • Nhóm chất kích thích: rượu bia, đồ uống có chứa cồn, nước ngọt có gas, thuốc lá,…
  • Nhóm đồ ngọt chứa nhiều đường và các món ăn nhiều dầu mỡ.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc viêm kết mạc kiêng gì để nhanh khỏi và ngăn lây lan. Bệnh viêm kết mạc không nguy hiểm và thường có thể tự khỏi sau 7 ngày nếu chăm sóc mắt và kiêng cử đúng cách. Tuy nhiên, đừng lơ là bỏ qua mà không điều trị nếu bệnh trở nặng nhé!

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to Avoid Spreading Pink Eye. https://www.medstarhealth.org/blog/how-to-avoid-spreading-pink-eye. Ngày truy cập: 19/09/2022

Conjunctivitis (Pink Eye). https://www.cdc.gov/conjunctivitis/about/prevention.html#:~:text=Avoid%20touching%20your%20eyes%20with,lens%20storage%20cases%2C%20or%20eyeglasses. Ngày truy cập: 19/09/2022

Conjunctivitis. https://www.nhs.uk/conditions/conjunctivitis/. Ngày truy cập: 19/09/2022

Pink eye (conjunctivitis). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/diagnosis-treatment/drc-20376360. Ngày truy cập: 19/09/2022

Home Treatments for Conjunctivitis. https://nyulangone.org/conditions/conjunctivitis/treatments/home-treatments-for-conjunctivitis. Ngày truy cập: 19/09/2022

Phiên bản hiện tại

21/09/2022

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Nhức 1 bên mắt là bị gì? Điểm danh những nguyên nhân thường gặp

Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi và các phương pháp điều trị tại nhà


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 21/09/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo