backup og meta

Cúm gia cầm

Cúm gia cầm

Tìm hiểu chung

Bệnh cúm gia cầm là gì?

Cúm gia cầm là bệnh nhiễm virus ở các loài chim. Tuy nhiên, virus gây bệnh này có thể đột biến, lây truyền sang người và gia cầm nếu tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh thông qua nguồn nước bị ô nhiễm hoặc nấu ăn.

Các biến chứng của bệnh cúm gia cầm có thể đe dọa tính mạng, bao gồm viêm phổi, suy hô hấp, rối loạn chức năng thận và bệnh tim. Dù hơn 50% số người mắc cúm gia cầm đã tử vong, nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn thấp hơn nhiều so với cúm mùa.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh cúm gia cầm là gì?

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh cúm gia cầm thường xuất hiện sau 2-8 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh. Hầu hết các triệu chứng giống như những bệnh cúm thông thường, bao gồm ho, sốt, đau họng, đau cơ, nhức đầu và khó thở. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị buồn nôn, nôn, tiêu chảy và thậm chí viêm mắt.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây bệnh cúm gia cầm?

Cúm gia cầm được lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với phân hoặc dịch tiết của những con chim nhiễm bệnh. Mọi người có thể mắc dịch cúm gia cầm bằng cách ăn các sản phẩm gia cầm bị nhiễm bệnh chưa nấu chín.

Nguy cơ gây bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm gia cầm?

Yếu tố lớn nhất làm nguy cơ mắc bệnh là tiếp xúc trực tiếp với lông, nước bọt hoặc phân của gia cầm nhiễm bệnh. Mặc dù nhiều trường hợp hiếm, bệnh cúm có thể truyền từ người sang người, nhưng cơ chế lây truyền vẫn chưa rõ ràng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh cúm gia cầm?

Bác sĩ có thể chẩn đoán cúm gia cầm bằng xét nghiệm dịch tiết từ mũi và cổ họng. Ngoài ra, X-quang có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng phổi và đưa ra các kế hoạch điều trị tốt nhất.

Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh cúm gia cầm?

Nhiều chủng virus cúm gia cầm đã có khả năng kháng thuốc thông thường như amantadinerimantadine (Flumadine®). Trong những trường hợp đó, bạn có thể sử dụng oseltamivir (Tamiflu®) hoặc zanamivir (Relenza®) như là thuốc thay thế.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cúm gia cầm?

Mặc dù đã có vắc-xin (cho một chủng H5N1) chữa trị bệnh nhưng nó vẫn cần chờ phê duyệt để sử dụng đại trà. Bạn nên đề chú ý phòng ngừa cúm gia cầm, đặc biệt là nếu có kế hoạch đi du lịch đến bất kỳ vùng dịch nào.

Bước đầu tiên là tránh các trang trại và các chợ gia cầm. Ngoài ra, bạn hãy nhớ rửa tay thường xuyên với nước rửa có cồn (ít nhất 60 phần trăm rượu). Nếu bạn muốn ăn thịt gia cầm, chắc nấu chín chúng triệt để với nhiệt độ 74oC. Tương tự với trứng, bạn chỉ nên ăn khi chúng đã chín.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bird flu (avian influenza) http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bird-flu/basics/definition/con-20030228 Ngày truy cập 05/09/2016.

Frequently Asked Questions About Bird Flu http://www.webmd.com/cold-and-flu/what-know-about-bird-flu Ngày truy cập 05/09/2016.

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Viêm phế quản có chữa được không?

Xẹp phổi và những điều bạn cần biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo