Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Trong bài viết này, thuật ngữ “mủ” đề cập đến loại mủ cao su tự nhiên, sản phẩm được chế tạo từ một chất lỏng như sữa chiết xuất từ cây cao su, Hevea brasiliensis. Nhiều loại cao su tổng hợp cũng được gọi là “mủ”, nhưng những loại này không giải phóng protein gây phản ứng dị ứng.
Dị ứng mủ là phản ứng với một số protein trong mủ cao su. Mức độ tiếp xúc với mủ cần để gây mẫn cảm hoặc dị ứng vẫn chưa được biết rõ. Mức độ tiếp xúc với protein cao su càng nhiều càng làm tăng nguy cơ xảy ra triệu chứng dị ứng. Ở những người nhạy cảm, triệu chứng thường xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc, nhưng triệu chứng sẽ kéo dài hàng giờ sau đó và khá đa dạng. Các phản ứng nhẹ với mủ gây đỏ da, phát ban, nổi mề đay, ngứa. Các phản ứng nghiêm trọng hơn có thể gây ra các triệu chứng đường hô hấp như chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mắt, ngứa họng và hen suyễn (khó thở, ho, và khò khè). Trong trường hợp hiếm, bệnh nhân có thể bị sốc, tuy nhiên, phản ứng đe dọa tính mạng ít khi là dấu hiệu đầu tiên của dị ứng mủ.
Nhân viên y tế có nguy cơ bị dị ứng mủ vì họ sử dụng găng tay cao su thường xuyên. Người lao động ít sử dụng găng tay (như nội trợ, thợ làm tóc, và công nhân các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su) cũng có nguy cơ bị dị ứng.
Không. Protein mủ gắn chặt vào loại bột bôi trơn trong một số găng tay. Khi người lao động thay đổi găng tay, các hạt protein hay các hạt bột bay trong không khí và có thể bị hít vào.
Bạn nên phát hiện sớm các triệu chứng, hạn chế tiếp xúc với cao su, và khám bác sĩ để ngăn chặn những tác động lâu dài đến sức khỏe. Khi một công nhân bị dị ứng với mủ, cần có biện pháp phòng ngừa đặc biệt để ngăn ngừa phơi nhiễm. Một số loại thuốc có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng; nhưng tránh mủ hoàn toàn, mặc dù khá khó khăn nhưng là phương pháp hiệu quả nhất.
Có. Phản ứng phổ biến nhất với các sản phẩm cao su là viêm da tiếp xúc kích ứng, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khô ráp trên da, thường là bàn tay. Phản ứng này là do mẫn cảm khi đeo găng tay và tiếp xúc với loại bột trong găng tay. Viêm da tiếp xúc kích ứng không phải là dị ứng. Viêm da tiếp xúc kích ứng (đôi khi được gọi là chàm nhạy cảm hóa học) là do các hóa chất được thêm vào mủ cao su khi thu hoạch, chế biến, hoặc sản xuất. Những hóa chất này có thể gây phát ban tương tự như chất độc cây tường xuân.
Theo các bước sau đây để bảo vệ bản thân không tiếp xúc và dị ứng mủ tại nơi làm việc:
Nếu bạn có những triệu chứng của dị ứng mủ, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với găng tay cao su và sản phẩm khác có chứa cao su cho đến khi bạn gặp bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị dị ứng.
Nếu bạn bị dị ứng mủ, bạn nên xin ý kiến bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa sau đây:
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!