Tẩy tóc, nhuộm tóc là cách làm đẹp được nhiều người ưa chuộng để thể hiện cá tính bản thân. Tuy vậy, tẩy tóc có hại không đang là nỗi lo của nhiều người muốn thay đổi màu tóc bởi chất hóa học có trong thuốc tẩy.
Mời bạn cùng tìm hiểu tẩy tóc có hại không và mẹo chăm sóc tóc sau khi tẩy qua bài viết dưới đây!
Tẩy tóc là gì?
Tẩy tóc là quá trình dùng chất hóa học loại bỏ sắc tố để làm sáng màu tóc. Sau khi tẩy, tóc sẽ chuyển thành màu xám hoặc trắng, tạo điều kiện để nhuộm màu tóc dễ dàng. Tuy nhiên, trường hợp cơ địa tóc sậm màu thì cần tẩy cường độ cao, thậm chí là nhiều lần.
Trước khi giải đáp tẩy tóc có hại không, bạn cần biết rằng tóc chúng ta có màu tự nhiên từ phân tử sắc tố gọi là melanin. Đa số các loại thuốc tẩy tóc hiện nay thường chứa 2 loại hóa chất: chất kiềm và chất oxy hóa để loại bỏ melanin khỏi sợi tóc, giúp làm sáng tóc.
Trong chất tẩy trắng, ethanolamine hoặc amoniac cung cấp các điều kiện kiềm cần thiết để làm sáng, trong khi hydro peroxide (H2O2) giúp oxy hóa. Trường hợp tẩy trắng dạng bột, muối persulfate cũng đóng vai trò là tác nhân oxy hóa bổ sung cùng với hydro peroxide.
Tẩy tóc có hại không?
Câu trả lời là CÓ! Mặc dù quá trình tẩy tóc giúp thuốc nhuộm lên màu chuẩn và đẹp hơn, nhưng nó cũng chứa những rủi ro đáng lo ngại khác. Dưới đây là 6 tác hại của thuốc tẩy tóc mà bạn cần cân nhắc:
1. Tẩy tóc khiến tóc yếu và xơ
Nghiên cứu 2010 cho thấy những thay đổi rõ rệt về độ bền, kéo và độ giãn ở những sợi lông dùng thuốc tẩy so với những sợi lông chưa được tẩy ở chuột.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy chất hóa học của thuốc tẩy làm suy yếu cấu trúc trên lớp biểu bì của tóc. Hậu quả của việc tẩy tóc là gây ra quá trình oxy hóa và làm mất protein, do chất hóa học peroxide tiếp cận lớp biểu bì và vỏ não của tóc khiến tóc yếu đi. Do vậy, sau khi đi tẩy, tóc thường bị khô xơ, thậm chí dễ gãy rụng chẻ ngọn.
Tóc yếu có tẩy được không? Nếu sở hữu mái tóc yếu, bạn nên cân nhắc vì chất hoá học có thể khiến tóc yếu và xơ hơn.
2. Tổn thương da đầu sau khi tẩy
Tẩy tóc có hại không? Cũng trong nghiên cứu vừa nêu trên, kết quả thử nghiệm cho thấy da chuột sưng tấy nghiêm trọng sau khi áp dụng chất tẩy trắng 9% hydrogen peroxide. Một số biểu hiện kèm theo ở những con chuột vừa thực hiện thử nghiệm bao gồm biểu bì mỏng, hình thành mụn nước dưới biểu bì da. Kèm với đó, ma trận ngoại bào của da bị phá vỡ nghiêm trọng sau khi tẩy trắng.
Tẩy tóc có đau không? Một số người cảm thấy đau khi tẩy tóc cũng là tác dụng phụ khi tẩy. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng các quy trình tẩy trắng phù hợp để tránh gây tổn thương da dầu.
3. Tẩy tóc có hại không? Nguy cơ bỏng da
Theo Pubmed, đã có báo cáo về trường hợp cô gái 16 tuổi bị bỏng ở gáy do tẩy nhuộm tóc với hỗn hợp kem bao gồm 9% hydro peroxide (H2O2). Vết thương cần phẫu thuật cắt bỏ, ghép da và để lại sẹo sau đó.
Lưu ý nồng độ H2O2 thường được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc là từ 3%-6%. Nồng độ lớn hơn khuyến nghị có thể gây phồng rộp. Trong khi đó, một số thợ làm tóc vẫn sử dụng nồng độ H2O2 khoảng 9% hoặc cao hơn để đẩy nhanh quá trình tẩy tóc.
Mặc dù trường hợp vết bỏng sâu ở da đầu rất hiếm xảy ra, nhưng chúng có thể để lại di chứng lâu dài.
4. Chi phí tẩy tóc khá cao
Việc dùng loại thuốc tẩy không chất lượng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng màu tóc. Thậm chí, tóc tẩy có thể nhanh phai màu hơn, khiến bạn phải nhuộm nhiều lần, gây tốn kém.
Do đó, nếu đã cân nhắc sau khi tìm hiểu tẩy tóc có hại không, bạn nên ưu tiên chọn loại thuốc tẩy tóc có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đảm bảo, kết hợp sản phẩm chăm sóc tóc để đạt hiệu quả lên màu đẹp, lâu phai.
5. Khó uốn tóc sau khi tẩy
Sau khi tẩy, tóc sẽ trở nên yếu hơn và rất khó để làm xoăn hay tạo kiểu. Chỉ trừ khi bạn tẩy tóc nhẹ và cần chăm sóc tóc rất kỹ.
6. Ngộ độc thuốc tẩy tóc
Tẩy tóc có hại không? Một số hóa chất trong thuốc tẩy tóc như ammonium persulfate, rượu Ethyl, hydrogen peroxide có độc tính cao và rất hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn nuốt phải chất tẩy trắng này hoặc bị bắn vào mắt, da, bạn có thể bị ngộ độc thuốc tẩy tóc.
Các triệu chứng ngộ độc thuốc tẩy tóc:
- Đau bụng
- Mờ mắt
- Khó thở
- Đau rát ở cổ họng
- Hôn mê
- Tiêu chảy
- Huyết áp thấp
- phát ban
- Nói lắp
- Nôn mửa
- Gây bỏng mắt, đỏ và chảy nước mắt.
Ngay khi nghi ngờ mình có triệu chứng ngộ độc thuốc tẩy tóc, bạn cần gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.
Có nên tẩy tóc không?
Chăm sóc tóc tẩy như thế nào?
Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin giải đáp cho thắc mắc tẩy tóc có hại không. Tiếp theo, mời bạn đọc tiếp cách chăm sóc tóc tẩy để tóc bền màu, nhanh phục hồi.
- Gội đầu đúng cách: Bạn chỉ nên gội đầu 2-3 lần/tuần để tránh màu tóc nhanh phai, khô xơ.
- Dùng dầu xả: Để giúp phục hồi mái tóc bị hư tổn do thuốc tẩy, bạn nên thoa dầu xả mỗi lần gội.
- Sử dụng các dầu dưỡng để phục hồi tóc: Bạn có thể dùng dầu dừa, dầu olive,… để giữ tóc bền màu và suôn mượt hơn.
- Hạn chế đi bơi: Do clo trong nước ở hồ bơi có thể ảnh hưởng đến màu tóc. Nếu muốn đi bơi, bạn có thể đội mũ bơi và gội sạch tóc sau khi bơi.
- Tránh tác động nhiệt: Tóc khô, dễ hư tổn khi tạo kiểu tóc bằng nhiệt. Bạn nên giảm tần suất sấy khô, uốn, duỗi trong những tuần sau khi tẩy.
- Chọn dầu gội phù hợp: Bạn nên tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh để tránh tóc khô xơ hơn. Bạn có thể tham khảo thêm dầu gội cho tóc nhuộm tẩy.
Bao lâu nên tẩy tóc một lần?
Tẩy tóc thường xuyên sẽ khiến tóc hư tổn nhiều hơn, vậy nên bạn không nên tẩy tóc nhiều hơn 2 tháng một lần. Mặt khác, khi tẩy lại tóc, bạn chỉ nên thoa thuốc lên phần tóc mới mọc và không tẩy lại toàn bộ phần đầu để tránh tóc bị gãy rụng.
Hy vọng bạn đọc đã được giải đáp tẩy tóc có hại không, để từ đó có cách chăm sóc mái tóc suôn mượt và vẫn giữ được màu tóc lâu bền, ưng ý!