backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Cách trị thâm mắt cực hiệu quả tại nhà

Tác giả: Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh · Da liễu · Bệnh Viện Da Liễu Tp Cần Thơ


Ngày cập nhật: 29/05/2023

    Cách trị thâm mắt cực hiệu quả tại nhà

    Nhiều người tìm cách trị thâm mắt bởi vùng da tối màu dưới mắt khiến khuôn mặt thiếu sức sống và trông già đi. Vậy có cách trị mắt thâm nào hiệu quả?

    Cùng tìm hiểu những cách trị thâm mắt tại nhà và điều trị y khoa qua bài viết dưới đây!

     Khái niệm về quầng thâm ở mắt

    Quầng thâm mắt là vùng da dưới mắt tối màu hơn so với vùng da bình thường. Khu vực này thường có màu xanh lam, tím, nâu hoặc đen, tùy thuộc vào màu da tự nhiên của bạn. Quầng thâm dưới mắt ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khiến bạn trông mệt mỏi hoặc già hơn tuổi.

    Da dưới vùng mắt bị thâm thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Bạn có thể muốn làm sáng quầng thâm dưới mắt vì lý do thẩm mỹ.

    cách trị thâm mắt

    Nguyên nhân chính gây thầm quầng mắt

    Các nguyên nhân khác gây ra quầng thâm dưới mắt bạn có thể bao gồm:

  • Lão hoá: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của mắt quầng thâm là do lão hóa. Càng lớn tuổi, vùng da dưới mắt bắt đầu lỏng lẻo và mỏng đi do thiếu hụt collagen, để lộ rõ các mạch máu dưới da. Điều này làm tối màu vùng da dưới mắt của bạn. Ngoài ra, các vùng rãnh lệ cũng có thể phát triển, làm tối màu da và khiến mắt sưng bọng mắt.
  • Di truyền: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quầng thâm dưới mắt có thể di truyền trong gia đình.
  • Viêm da: Bệnh chàm và viêm da tiếp xúc có thể khiến các mạch máu dưới mắt giãn ra và lộ ra ngoài bên ngoài.
  • Dụi mắt: Hành động dụi hay gãi mắt có thể khiến vùng dưới mắt sưng lên và mạch máu bị vỡ, gây tăng sắc tố dẫn đến thâm mắt.
  • Thiếu ngủ: Tần suất thiếu ngủ thường xuyên khiến vùng da dưới mắt của bạn trở nên nhợt nhạt. Các mạch máu có thể hiện rõ trên da dưới mắt.
  • Tăng sắc tố da: Việc da tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ khiến cơ thể tạo ra nhiều hắc tố hơn (melanin).
  • Da mất nước: Khi bạn không uống đủ nước, vùng da dưới mắt có thể bắt đầu xỉn màu.
  • Lối sống không lành mạnh: Căng thẳng, uống quá nhiều rượu và hút thuốc cũng là các yếu tố gây ra quầng thâm dưới mắt.
  • Cách trị thâm mắt hiệu quả

    Trị thâm mắt tại nhà

    Cách trị quầng thâm mắt nhờ ngủ đủ giấc

    Bạn có thể cải thiện quầng thâm mắt bằng một số cách trị quầng thâm mắt tại nhà như:

    • Ngủ đủ giấc: Bạn tập thói quen ngủ đủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để tránh quầng thâm xuất hiện quanh mắt.
    • Kê cao đầu hơn: Kê cao đầu sẽ giúp ngăn chất lỏng tích tụ dưới mắt vào ban đêm. Điều này có thể giúp giảm bọng mắt.
    • Chườm lạnh: Chườm thìa lạnh lên mắt cũng là phương pháp tại nhà giúp thu nhỏ các mạch máu bị giãn. Điều này có thể làm giảm tình trạng mí mắt sưng húp và sự xuất hiện của quầng thâm.
    • Đắp dưa chuột: Đắp lát dưa chuột lên mắt giúp giảm bọng mắt, vì dưa chuột chứa nhiều nước và vitamin C.
    • Đắp mặt với túi trà: Trong trà chứa caffein và chất chống oxy hóa, giúp làm tăng lưu thông máu dưới da. Sau khi sử dụng túi trà để uống, bạn đặt túi trà vào tủ mát, rồi lấy ra đắp dưới mắt.
    • Chăm sóc da mặt: Trong quá trình chăm sóc da, bạn có thể mát xa quanh vùng mắt, giúp cải thiện lưu thông máu.
    • Trang điểm: Sử dụng kem che khuyết điểm dưới mắt và kem nền trang điểm màu da có thể giúp che đi quầng thâm mắt.

    cách trị thâm mắt bằng túi trà

    Nếu cách trị thâm mắt tại nhà không thể xử lý triệt để biểu hiện thâm quầng, thiếu sức sống ở vùng da mắt do nguyên nhân di truyền. Khi đó, bạn cần tìm các cách trị thâm mắt có tác động mạnh hơn, giúp tăng hiệu quả rõ rệt.

    Cách trị thâm quầng mắt tại cơ sở thẩm mỹ

    Nếu bạn đang mong muốn loại bỏ quầng thâm mắt hiệu quả nhanh chóng, bạn có thể tới các cơ sở uy tín để được các chuyên gia tư vấn và áp dụng một số cách trị quầng thâm mắt y khoa như:

  • Kem xoá nếp nhăn vùng mắt: Một số kem bôi có chứa dẫn xuất vitamin C hoặc chất tẩy trắng như hydroquinone, có thể giúp làm sáng quầng thâm dưới mắt.
  • Peel da hóa học: Là phương pháp sử dụng axit alpha-hydroxy để giảm sắc tố dưới mắt, phương pháp này cần thực hiện cẩn thận tại cơ sở uy tín và Bác sĩ hướng dẫn peel nồng độ phù hợp.
  • Trị liệu bằng laser: Các thủ thuật laser không xâm lấn, giúp tái tạo bề mặt và làm săn chắc làn da của bạn, bao gồm pulsed dye và laser diode. Tia laser sẽ tạo những bước sóng đánh tan sắc tô melanin, kích thích tăng sinh collagen trẻ hóa và cấu trúc vùng mắt.
  • Tiêm filler: Chất làm đầy dạng tiêm như gel axit hyaluronic có thể làm tăng thể tích và căng mịn da. Cách trị thâm mắt bằng filler phù hợp với những trường hợp quầng thâm mắt đậm và bọng mắt bị trũng, những người có hốc mắt sâu.
  • Cách trị thâm mắt bằng phẫu thuật: Trong quy trình phẫu thuật mí mắt, mỡ và da thừa sẽ được loại bỏ khỏi vùng mắt của bạn. Phương pháp này phù hợp với những ai có quầng thâm mắt quá đậm hoặc bọng mắt quá dày.
  • Phương pháp PRP: Là phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), giúp tăng tốc độ phát triển mạch máu và collagen dưới da vùng mắt.
  • Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và vùng mắt mà bác sĩ có thể chỉ định và phác đồ điều trị khác nhau.

    cách trị thâm quầng mắt

    Cách ngăn ngừa quầng thâm dưới mắt

    Những phương pháp sau đây cũng hỗ trợ cho quá trình thay đổi màu mắt, giúp gương mặt bạn tươi tắn, đầy sức sống hơn:

    • Sử dụng kem chống nắng: Đừng quên thoa kem chống nắng lên mặt, đặc biệt là vùng quanh mắt. Và đeo kính râm.
    • Điều chỉnh giấc ngủ: Đi ngủ đúng giờ và đảm bảo ngủ ít nhất bảy tiếng mỗi đêm.
    • Nghỉ ngơi, thư giãn: Bạn có thể sắp xếp thời gian để chăm sóc bản thân như thực hành thiền hoặc tham gia các hoạt động lành mạnh để giảm bớt căng thẳng.
    • Cắt giảm uống rượu: Tiêu thụ lượng rượu bia quá nhiều có thể làm giảm lưu thông máu dưới da.
    • Bỏ hút thuốc và sử dụng thuốc lá: Thuốc lá sẽ làm tăng tốc độ lão hóa của da.

    Có nhiều cách trị thâm mắt khác nhau, điều quan trọng là bạn cần duy trì lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng giấc ngủ để có sức khoẻ bên trong và giữ đôi mắt có sức sống!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh

    Da liễu · Bệnh Viện Da Liễu Tp Cần Thơ


    Ngày cập nhật: 29/05/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo