backup og meta

Giải pháp hiệu quả phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé sinh mổ vào mùa mưa

Giải pháp hiệu quả phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé sinh mổ vào mùa mưa

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dengue gây ra, có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong [1]. Trong đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ gặp phải các biến chứng nặng do hệ miễn dịch còn non nớt [2]. Vì vậy, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp để giúp trẻ phòng bệnh sốt xuất huyết, nhất là với bé sinh mổ.

Virus dengue gây bệnh sốt xuất huyết được truyền từ người bệnh sang người qua lành qua trung gian muỗi vằn. Sốt xuất huyết thường gặp ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10 [3]. Chính vì vậy, trong những tháng này, bố mẹ sẽ cần chú ý phòng bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn cho trẻ [1].

Liệu trẻ sinh mổ mắc sốt xuất huyết có nguy hiểm hơn bé sinh thường?

So với người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng hơn và dễ gặp biến chứng của bệnh hơn. Điều này là do hệ miễn dịch của bé vẫn còn non nớt ở giai đoạn đầu đời, chưa phát triển đầy đủ như người lớn [2]. Nguy cơ này thậm chí còn đáng lo ngại hơn ở trẻ sinh mổ vì các bé có nguy cơ miễn dịch kém hơn so với bé sinh thường [5].

Khi được sinh qua ngã âm đạo, bé sẽ được tiếp xúc với một lượng lớn vi sinh vật từ âm đạo của mẹ và từ môi trường. Những vi sinh vật này sẽ giúp bé phát triển hệ thống miễn dịch và hệ vi sinh đường ruột. Tuy nhiên, bé sinh mổ lại không qua đường sinh này nên hệ vi sinh đường ruột của trẻ sẽ phát triển khác. Nghiên cứu cho thấy, bé sinh mổ không có các chủng vi khuẩn đường ruột có ở trẻ em và người lớn khỏe mạnh, thay vào đó, đường ruột của bé lại có tỷ lệ hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường. Điều này khiến bé sinh mổ có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe [6], [7].

Với nguy cơ miễn dịch kém, việc bé sinh mổ mắc sốt xuất huyết cũng có thể dẫn đến nhiều lo ngại. Sốt xuất huyết là bệnh có thể diễn tiến đến các biến chứng nguy hiểm như tổn thương gan, bệnh cơ tim, viêm phổi.. và có thể dẫn đến tử vong [4], [8]. Do đó, vào những thời điểm mà dịch dễ bùng phát, mẹ cần chú ý thực hiện các biện phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé.

Chăm sóc bé sinh mổ có gì đặc biệt hơn chăm sóc bé sinh thường để phòng ngừa sốt xuất huyết?

phòng bệnh sốt xuất huyết

Tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ bé sinh mổ từ bên trong

Tăng cường miễn dịch là một trong những cách phòng bệnh sốt xuất huyết then chốt, giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ và những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Để tăng sức đề kháng, bố mẹ nên bắt đầu từ việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Theo các chuyên gia, bố mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho đến khi trẻ được 2 tuổi [9]. Điều này là bởi sữa mẹ chứa nhiều thành phần quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng [10], [11] như:

  • HMO: Đại dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose. Trong đó, 5 HMOs chiếm hàm lượng nhiều nhất gồm 2’-FL, 3-FL, LNT, 3-SL, 6’SL. Trong đó, 2’- FL HMO là dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [12], ngăn ngừa mầm bệnh [13].
  • Nucleotides: Dưỡng chất được chứng minh giúp tăng cường miễn dịch, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [14], [15], [16].
  • Lợi khuẩn: Sữa mẹ là nguồn cung cấp lợi khuẩn ổn định, giúp bé tăng cường sức khỏe đường ruột [17]. Trong đó, Bifidobacteria là nhóm lợi khuẩn quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [18].

Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. Song song đó, để cải thiện sức đề kháng cho trẻ sinh mổ, bố mẹ còn cần chú ý chăm sóc giấc ngủ và nếp sinh hoạt của con. Bố mẹ hãy đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc để làm mới và nạp lại năng lượng cho cơ thể. Đồng thời hãy cho trẻ vận động nhiều trong ngày vì hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và ít có khả năng bị bệnh hơn. Ngoài ra, bố mẹ đừng quên tiêm chủng cho bé đầy đủ [19].

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết

Ngoài củng cố hệ miễn dịch từ bên trong, bố mẹ cũng cần thực hiện các cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết để giúp bảo vệ trẻ sinh mổ khỏi bị muỗi đốt. Những cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cho bé mà bố mẹ có thể áp dụng là [2]:

  • Tránh đưa trẻ ra ngoài vào thời điểm muỗi hoạt động mạnh (khoảng 2 tiếng sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn)
  • Cho trẻ mặc các loại quần áo rộng rãi, che kín tay và chân
  • Cho trẻ đi tất và mang giày đầy đủ
  • Sử dụng các loại thuốc chống muỗi
  • Dùng vợt muỗi, nhang muỗi hoặc thuốc xịt muỗi để diệt muỗi
  • Cho trẻ ngủ màn, ngay cả vào ban ngày
  • Lắp đặt các màn chống muỗi trên cửa để muỗi không bay vào nhà và phòng của trẻ
  • Nếu có một thành viên trong gia đình bị sốt xuất huyết, bố mẹ nên thực hiện các biện pháp cách ly.

Hiểu rõ dấu hiệu sốt xuất huyết để kịp thời nhận diện và xử lý đúng cách

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bố mẹ cần nắm rõ các triệu chứng sốt xuất huyết để kịp thời phát hiện. Ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ bị sốt cao đột ngột (có thể lên đến 40°C), đau đầu, nhức mỏi người, đau mắt, có thể kèm hắt hơi, sổ mũi. Với các bé nhỏ, bố mẹ có thể nhận thấy tình trạng chán ăn, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn trớ. Da bé có thể đỏ hơn bình thường (sung huyết), đôi khi xuất hiện chấm xuất huyết nhỏ [20].

Khi thấy con có các triệu chứng sốt xuất huyết, mẹ cần đưa bé đi khám ngay. Trường hợp bé chỉ có các triệu chứng nhẹ, bác sĩ có thể cho bé về nhà theo dõi. Lúc này, bố mẹ hãy thực hiện các biện pháp để giúp con nhanh khỏe hơn như [2]:

  • Để trẻ nghỉ ngơi đầy đủ
  • Cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước
  • Chăm sóc dinh dưỡng bằng cách cho bé bú mẹ để tăng đề kháng, giúp bé nhanh hồi phục
  • Lau người cho bé bằng nước mát để giúp hạ sốt
  • Theo dõi các triệu chứng sát sao và đến bệnh viện ngay khi thấy biểu hiện bất thường đau bụng dữ dội, nôn nhiều, thở gấp, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, có máu trong dịch nôn hoặc phân, rất khát nước, da nhợt nhạt và lạnh, thiếu năng lượng…

Có thể thấy, sốt xuất huyết là bệnh phổ biến, vì vậy, bố mẹ hãy áp dụng kết hợp nhiều cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết mà Hello Bacsi chia sẻ bên trên để bảo vệ con. Điều quan trọng là cần chăm sóc dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé từ bên trong và chú ý để bé không bị muỗi vằn đốt từ bên ngoài. Hãy giúp con phòng ngừa sốt xuất huyết trong mùa mưa này nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Dengue in Viet Nam https://www.who.int/vietnam/health-topics/dengue Ngày truy cập: 27/8/2024

2. Dengue: How to keep children safe https://www.unicef.org/rosa/stories/dengue-how-keep-children-safe Ngày truy cập: 27/8/2024

3. Cách phòng bệnh Sốt xuất huyết https://vncdc.gov.vn/cach-phong-benh-sot-xuat-huyet-nd13564.html Ngày truy cập: 27/8/2024

4. Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết https://soyte.hatinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc/suc-khoe-me-va-be/nhung-viec-tuyet-doi-khong-nen-lam-khi-tre-bi-sot-xuat-huyet.html Ngày truy cập: 27/8/2024

5. Sevelsted et al. (2015)

6. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Ngày truy cập: 27/8/2024

7. Korpela K et al (2018)

8. Dengue Fever https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430732/ Ngày truy cập: 27/8/2024

9. Recommendations and Benefits https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/breastfeeding/recommendations-benefits.htm Ngày truy cập: 27/8/2024

10. Benefits of Breastfeeding https://my.clevelandclinic.org/health/articles/15274-benefits-of-breastfeeding

11. Human Breast Milk: From Food to Active Immune Response With Disease Protection in Infants and Mothers https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9016618/

12. Reverri et al (2018)

13. Rousseaux et al (2021)

14. Merolla et al (2000)

15. Yau et al (2003)

16. Pickering et al (1998)

17. Breastfeeding Benefits Your Baby’s Immune System https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Breastfeeding-Benefits-Your-Babys-Immune-System.aspx Ngày truy cập: 28/10/2023

18. Isolation of Bifidobacteria from Breast Milk and Assessment of the Bifidobacterial Population by PCR-Denaturing Gradient Gel Electrophoresis and Quantitative Real-Time PCR https://journals.asm.org/doi/10.1128/AEM.02063-08 Ngày truy cập: 27/8/2024

19. Boosting your child’s immune system https://www.health.harvard.edu/blog/boosting-your-childs-immune-system-202110122614 Ngày truy cập: 27/8/2024

20. Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết https://soyte.hatinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc/suc-khoe-me-va-be/nhung-viec-tuyet-doi-khong-nen-lam-khi-tre-bi-sot-xuat-huyet.html Ngày truy cập: 27/8/2024

Phiên bản hiện tại

30/08/2024

Tác giả: Phương Quỳnh

Tham vấn y khoa: BS.CKI Lê Hồng Thiện

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Chích ngừa mèo cắn bao nhiêu tiền? Bạn cần lưu ý gì sau khi tiêm?

Sốt xuất huyết nên ăn trái cây gì để mau khỏi bệnh, hạn chế biến chứng?


Tham vấn y khoa:

BS.CKI Lê Hồng Thiện

Nhi khoa · Phòng khám Chuyên khoa Nhi BS.CKI Hồng Thiện


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo