Tìm hiểu chung
Phình động mạch đùi là gì?
Động mạch đùi nằm ở háng. Chứng phình động mạch có thể xảy ra ở vị trí này. Phình động mạch đùi là thành động mạch nằm ở đùi phồng lên và yếu đi. Chứng phình động mạch có thể gây vỡ động mạch dẫn đến chảy máu không kiểm soát và đe dọa đến tính mạng. Chứng phình động mạch đùi cũng có thể gây ra cục máu đông, có thể dẫn đến đoạn chi.
Mức độ phổ biến của chứng phình động mạch đùi
Phình động mạch đùi là một dạng phình động mạch ngoại biên thường gặp. Chúng có xu hướng xảy ra ở nam giới và nữ giới lớn tuổi (phổ biến hơn ở nam giới). Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng chứng phình động mạch đùi?
Bệnh nhân hiếm khi có bất kỳ triệu chứng nào gây ra do phình động mạch đùi, chúng thường được phát hiện nhờ bác sĩ. Vì vậy, bạn có thể không biết mình bị phình động mạch ngay cả khi tình trạng phình khá lớn.
Chứng phình động mạch xảy ra gần bề mặt cơ thể có thể có dấu hiệu sưng và đau. Một khối lượng lớn cũng có thể phát triển. Các triệu chứng của phình động mạch bị vỡ ở bất cứ nơi nào trong cơ thể có thể bao gồm:
- Chảy máu
- Tăng nhịp tim
- Đau
- Cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng
Các biến chứng nghiêm trọng từ chứng phình động mạch có thể gây tử vong nếu bạn không được cấp cứu kịp thời.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra phình động mạch đùi?
Nguyên nhân gây ra chứng phình động mạch đùi chưa được biết đến.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng phình động mạch đùi?
Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc chứng phình động mạch đùi, như:
- Bệnh xơ vữa động mạch
- Huyết áp cao
- Nhiễm trùng do vi khuẩn
- Sử dụng thuốc lá
- Tái tạo mạch máu
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng phình động mạch đùi?
Phương pháp chụp và siêu âm CT thường được sử dụng để chẩn đoán và phát hiện các bất thường ở mạch máu. Chụp CT sử dụng tia X để kiểm tra bên trong cơ thể. Điều này cho phép bác sĩ kiểm tra tình trạng các mạch máu, cũng như các bất thường như tắc nghẽn, phình to và các điểm yếu có thể có bên trong các mạch máu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng phình động mạch đùi?
Sau khi xác nhận sự hiện diện của chứng phình động mạch đùi, bác sĩ cần quyết định có cần thiết điều trị ngay lúc đó hay không. Mỗi trường hợp sẽ khác nhau và bác sĩ phẫu thuật mạch máu sẽ quyết định điều trị là cần thiết hay theo dõi và quan sát cẩn thận sẽ tốt hơn. Nhiều vấn đề cần được xem xét bao gồm: kích thước của phình động mạch đùi, tình trạng của động mạch đùi trên và dưới chỗ phình động mạch, có xuất hiện cục máu đông trong phình động mạch đùi hay không, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm các loại thuốc điều trị huyết áp cao và cholesterol cao. Một số loại thuốc chẹn beta nhất định cũng có thể được kê đơn để hạ huyết áp. Hạ huyết áp có thể ngăn phình động mạch bị vỡ.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát chứng phình động mạch đùi?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn giảm nguy cơ phình động mạch đùi:
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và rau quả để ngăn ngừa chứng phình động mạch. Thịt và gia cầm ít chất béo bão hòa và cholesterol cũng là lựa chọn tốt. Bạn cũng có thể dùng các sản phẩm từ sữa ít chất béo.
- Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt các bài tập tim mạch, có thể khuyến khích lưu thông máu khỏe mạnh và lưu thông máu qua tim, động mạch và các mạch máu khác.
- Nếu bạn hút thuốc lá, hãy bỏ thuốc lá. Loại bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ bị phình động mạch.
- Bạn cũng nên đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe hàng năm.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
[embed-health-tool-heart-rate]