Các nguyên nhân nghiêm trọng gây đau vai gáy khi mang thai

Có thể nói, “bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao?’ là vấn đề được nhiều chị em bầu bí quan tâm. Bởi ngoài triệu chứng gây khó chịu mệt mỏi, thì theo các chuyên gia sức khỏe, trong một số trường hợp việc bà bầu bị đau vai gáy có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng xảy ra theo từng giai đoạn thai kỳ mà phụ nữ mang thai cần chú ý:
1. Tam cá nguyệt thứ nhất
Trong giai đoạn đầu khoảng tuần 4 đến 12 của thai kỳ, việc xuất hiện cơn đau đột ngột ở vùng đầu vai có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng mà trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài buồng tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Nguyên nhân gây đau vai khi mang thai ngoài tử cung là do sự chảy máu trong ổ bụng (khi khối thai bị vỡ) gây kích thích dây thần kinh chi phối cơ hoành (cơ hô hấp chính nằm bên dưới phổi). Cơn đau bắt nguồn từ cơ hoành nhưng tín hiệu này có thể truyền đến vai và gây cảm giác đau. Tuy nhiên khi có dấu hiệu này không phải là một dấu hiệu thường gặp, đặc trưng, hơn nữa sẽ đi kèm các triệu chứng cấp cứu khác: ra máu âm đạo, đau bụng vùng chậu (từ âm ỉ đến dữ dội khi vỡ), choáng, sốc…
2. Tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba
Sỏi mật thường gặp là sỏi cholesterol do sự hình thành các viên sỏi trong túi mật khi dư thừa cholesterol và axit mật. Trong thai kỳ, ở những tam cá nguyệt sau, mẹ bầu có thể bị sỏi mật trong một số trường hợp hiếm gặp. Nguyên nhân là do sự tăng sản xuất estrogen có thể dẫn đến mức cholesterol cao hơn. Nếu nghiêm trọng, sỏi mật có thể gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải, đau vùng lưng giữa hai bả vai…
Ngoài ra, tình trạng đau vai trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba cũng có thể là một trong những triệu chứng của tiền sản giật. Đây là một biến chứng nguy hiểm, xảy ra khi huyết áp và lượng protein trong nước tiểu của mẹ bầu tăng cao. Các triệu chứng của tiền sản giật bao gồm nhức đầu, nhìn mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng, sưng tay và mặt (phù nề), đau ở vùng bụng trên (thường ở bên phải), buồn nôn, ói mửa, khó thở, hụt hơi…
Bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao, có được dùng thuốc giảm đau hay không?
1. Bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao?

Như trên đã đề cập, tình trạng đau vai gáy có thể khiến mẹ bầu khó chịu nhưng thường không nguy hiểm. Đối với hầu hết trường hợp, bạn có thể xoa dịu cơn đau ở vai bằng một số giải pháp như:
- Thực hiện các bài tập giãn cơ hoặc bài tập thư giãn trị liệu như yoga, bấm huyệt
- Thực hiện massage (xoa bóp) những vùng hay nhức mỏi, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của người có chuyên môn về massage để đảm bảo hiệu quả hơn
- Tắm nước ấm để thư giãn nhưng cần tránh nước quá nóng, tránh phòng xông hơi
- Chườm ấm hoặc chườm lạnh vùng bị đau, nhức mỏi
- Nghỉ ngơi đầy đủ, mẹ nên dùng thêm gối hỗ trợ dành cho bà bầu để ngủ ngon hơn và ngăn ngừa đau mỏi toàn thân
- Cố gắng duy trì các tư thế đứng, ngồi đúng cách và có lợi cho sức khỏe. Hạn chế các hoạt động gắng sức, tránh khiêng vác nặng, tránh đứng một chỗ quá lâu
- Tập thể dục nhẹ nhàng, ăn uống lành mạnh, cắt giảm gia vị (đường, muối) trong thức ăn, tránh các món chiên rán chứa dầu mỡ… sẽ giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn và giúp mẹ kiểm soát tốt một số biến chứng như sỏi mật hoặc tiền sản giật.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!