backup og meta

Nước tiểu của người bị tiểu đường khác nước tiểu bình thường thế nào?

Nước tiểu của người bị tiểu đường khác nước tiểu bình thường thế nào?

Tiểu đường (hay đái tháo đường) là bệnh lý xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân là do tình trạng thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin – một loại hormon có vai trò chuyển hóa đường trong máu. Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi “4 nhiều”: ăn nhiều – uống nhiều – tiểu nhiều – gầy nhiều (sụt cân nhanh). Ngoài dấu hiệu đi tiểu thường xuyên với lượng nước nhiều, nước tiểu của người bị tiểu đường cũng có những thay đổi so với bình thường.

Vậy những thay đổi nào ở nước tiểu chúng ta nên chú ý để phát hiện sớm bệnh tiểu đường? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Triệu chứng đường tiết niệu của bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường thường xảy ra do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng insulin. Insulin là một hormone sản sinh từ tuyến tụy chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu. Trong bệnh tiểu đường type 1, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào tuyến tụy làm giảm khả năng sản xuất insulin. Với bệnh tiểu đường type 2, cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả làm lượng đường trong máu tăng cao.

Thông thường, thận có khả năng lọc và tái hấp thu glucose trong máu. Tuy nhiên, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng glucose trong máu quá cao vượt quá khả năng lọc của thận. Vì vậy, thận sẽ bài tiết lượng glucose dư thừa và đồng thời kéo nước ra ngoài theo đường tiểu bằng cơ chế thẩm thấu, dẫn đến lượng nước tiểu nhiều hơn.

Ngoài ra, với cơ chế tương tự, glucose cũng kéo chất lỏng từ các mô khác trong cơ thể, khiến cơ thể mất nước. Kết quả là người bệnh sẽ cảm thấy khát nhiều hơn, uống nhiều nước hơn và lại tiếp tục đi tiểu nhiều.

Nước tiểu của người bị tiểu đường có vị gì?

nước tiểu của người tiểu đường có vị gì

Bệnh tiểu đường lần đầu tiên được xác định vào năm 1500 trước Công nguyên. Vào năm 600 trước Công nguyên, các bác sĩ đã ghi lại rằng kiến bị thu hút bởi đường trong nước tiểu của bệnh nhân. Năm 1674, một bác sĩ người Anh tên Thomas Willis đã mô tả nước tiểu của bệnh nhân tiểu đường là “ngọt như tẩm mật ong hoặc đường”.

Nước tiểu của người bị tiểu đường có màu gì?

Một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường là khát nhiều. Điều này khiến bệnh nhân uống nhiều nước hơn, làm nước tiểu loãng hơn và có màu nhạt hơn. 

Trong một số trường hợp, nước tiểu của người bị tiểu đường có thể đục nếu có quá nhiều đường hay đạm tích tụ trong nước tiểu. Bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, cả hai đều có thể làm cho nước tiểu của bạn có màu đục.

Nước tiểu của người bị tiểu đường có mùi gì?

Khi lượng đường trong máu quá cao, một phần sẽ được bài tiết vào nước tiểu. Khi đó, nước tiểu sẽ có mùi ngọt, thành ra sẽ có hiện tượng kiến bu như nhiều người thấy 

Trong một số trường hợp người bệnh có biến chứng nhiễm toan ceton, nước tiểu của người bị tiểu đường sẽ hiện diện các thể ceton. Lúc này, cơ thể không sử dụng được đường để tạo năng lượng nên bắt đầu chuyển hóa chất béo. Chất béo chuyển hóa tạo ra ceton có tính acid tích tụ trong máu. Nhiễm toan ceton đái tháo đường không được điều trị có thể gây rối loạn tri giác, rối loạn điện giải, toan kiềm, nặng hơn nữa là tử vong. Khi nhận thấy dấu hiệu, cần liên hệ cấp cứu ngay.


Xem thêm: Biến chứng của bệnh tiểu đường đáng sợ hơn bạn nghĩ

Các dấu hiệu khác cảnh báo bệnh tiểu đường

Ngoài sự thay đổi của nước tiểu, bạn cần chú ý các dấu hiệu khác cảnh báo bệnh tiểu đường:

  • Khát nước, uống nước nhiều
  • Thường xuyên cảm thấy đói, mệt mỏi
  • Ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân
  • Thị lực giảm sút
  • Dễ bị nhiễm trùng
  • Khô miệng, ngứa da
  • Xuất hiện nhiều vết thâm nám
  • Vết thương lâu lành

dấu hiệu khác cảnh báo bệnh tiểu đường

Nước tiểu bất thường là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý. Nước tiểu của người bị tiểu đường thường có lượng nhiều, màu nhạt, mùi ngọt. Trong các trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể tiểu đục. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn hãy đến gặp chuyên gia y tế để được chẩn đoán ngay nhé.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Diabetes.
https://www.who.int/health-topics/diabetes#tab=tab_1. Ngày truy cập 05/12/2023

Urine odor.
https://medlineplus.gov/ency/article/007298.htm. Ngày truy cập 05/12/2023

Diabetic ketoacidosis.
https://medlineplus.gov/ency/article/000320.htm. Ngày truy cập 05/12/2023

A history of diabetes mellitus or how a disease of the kidneys evolved into a kidney disease.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15822058/. Ngày truy cập 05/12/2023

Urinary symptoms in diabetes.
https://wchh.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/pdi.2167. Ngày truy cập 05/12/2023

Urinary tract infections in patients with type 2 diabetes mellitus: review of prevalence, diagnosis, and management.
https://www.dovepress.com/urinary-tract-infections-in-patients-with-type-2-diabetes-mellitus-rev-peer-reviewed-fulltext-article-DMSO. Ngày truy cập 05/12/2023

Phiên bản hiện tại

24/04/2024

Tác giả: Nguyễn Ngọc Phượng

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích

Cập nhật bởi: Anh Hoang


Bài viết liên quan

Vì sao nước tiểu có mùi lạ, có đáng lo không?

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thận như thế nào?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích

Khoa nội tiết · Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Tác giả: Nguyễn Ngọc Phượng · Ngày cập nhật: 24/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo