backup og meta

Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?

Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?

Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi đối mặt với tình trạng gàu xuất hiện liên tục trên da đầu dù đã gội đầu đều đặn hay thậm chí là chăm sóc da đầu cẩn thận.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân khiến gàu xuất hiện nhiều trên da đầu. Ở phần cuối của bài viết Hello Bacsi sẽ gợi ý các cách khắc phục tình trạng này. 

Gàu là gì?

Gàu (dandruff) là tình trạng da đầu sản xuất và loại bỏ các tế bào da với tốc độ nhanh bất thường, biểu hiện là da đầu bị khô, dễ bong tróc thành mảnh vụn hoặc theo từng mảng nhỏ có màu trắng. Gàu không gây hại, không truyền nhiễm và cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trong một số trường hợp, da đầu bị gàu có thể đi kèm với một số các triệu chứng như: Ngứa da đầu, da đầu bị ửng đỏ và trường hợp nặng là gây rụng tóc từng mảng. Trên thực tế, gàu không phải là một vấn đề sức khỏe lớn nhưng nó sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, mất tự tin.

Thông thường, nếu da đầu bị gàu, bạn chỉ cần sử dụng dầu gội trị gàu là đã có thể kiểm soát tình trạng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không thể khắc phục tình trạng này mặc dù đã gội đầu và chăm sóc da đầu rất tốt. Vậy thì lý do tại sao gội đầu xong vẫn có gàu và vẫn bị ngứa?

Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?

Mặc dù bạn gội đầu một cách đều đặn nhưng gàu vẫn xuất hiện thì rất có thể liên quan đến những nguyên nhân khác như: Da đầu khô, nấm malassezia da đầu, kích ứng với các sản phẩm dầu gội. Ngoài ra tuổi tác, tình trạng tinh thần và các rối loạn nội tiết cũng có thể gây ra gàu.

Đó là chưa kể đến một số thói quen gội đầu khiến cho tóc và da đầu dễ bị tổn thương như: Gội đầu quá mạnh, gội đầu quá nhiều lần, gội đầu với nước nóng khiến da bị khô…

Gội đầu bằng nước nóng

Bản chất của nước nóng không khiến da đầu xuất hiện gàu nhưng việc gội đầu bằng nước nóng lâu dần sẽ khiến da đầu trở nên khô và dễ bong tróc hơn. Theo Học viện Da Liễu Hoa Kỳ – AAAD, tắm và gội đầu bằng nước nóng có thể làm khô da và da đầu của bạn.

Thỉnh thoảng bạn vẫn có thể tắm với nước nóng nhưng hãy điều chỉnh thành nước ấm hoặc nguội để gội đầu. Việc này sẽ tránh làm khô tóc và da đầu.

Gãi mạnh vào da đầu trong khi gội

Nhiều người có thói quen gãi mạnh vào da đầu khi gội đầu vì cho rằng đó là cách giúp đánh bay các lớp bụi bẩn. Trên thực tế việc gãi mạnh không chỉ không giúp da đầu sạch hơn mà còn khiến da đầu dễ bị tổn thương, ửng đỏ và bong tróc nhiều hơn.

Tần suất gội đầu không phù hợp

Gội đầu quá nhiều lần hoặc không gội đầu thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây ra gàu. Theo khuyến nghị của Health Cleveland Clinic, tần suất gội đầu của mỗi người là không giống nhau, sự khác nhau này dựa trên: Độ tuổi, chiều dài tóc, kiểu tóc, chất tóc hay mức độ vận động của cơ thể.

Theo đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị rằng, thay vì dựa vào số lần gội đầu, bạn nên tập trung vào chất tóc, kiểu tóc và tình trạng tóc hiện tại. Về tần suất thông thường thì bạn chỉ nên gội đầu từ 2 – 3 lần/tuần. Trong trường hợp da đầu tiết nhiều dầu, nhờn hoặc tóc quá mỏng thì có thể gội đầu mỗi ngày hoặc cách ngày.

Gội đầu sau khi vừa nhuộm tóc

Đôi khi bạn sẽ thắc mắc không hiểu tại sao gội đầu xong vẫn có gàu và bạn cũng không hiểu nguyên nhân là do đâu; vì trước đây (trước khi nhuộm tóc) bạn chưa từng bị gàu bao giờ. 

Giải thích thêm về nguyên nhân gây ra gàu nếu bạn có nhuộm tóc gần đây: Thuốc nhuộm tóc có chứa các thành phần hóa học có thể phá hủy và gây hại cho sợi tóc như: Amoniac,  Hydrogen peroxide, và Paraphenylenediamine (PPD). Khi tiếp xúc, chúng sẽ khiến tóc khô, giòn và trở nên dễ gãy, xuất hiện các mảng gàu màu vàng.

Mắc phải các bệnh lý về da đầu

Nhiều người không hiểu tại sao sau khi gội đầu xong vẫn có gàu và vẫn bị ngứa. Nguyên nhân có thể đến từ các bệnh lý về da đầu, bao gồm:

  • Viêm da tiết bã (seborrheic dermatitis): Các mảng vảy, ngứa và đỏ trên da đầu.
  • Nấm ngoài da (ringworm): Phát ban đỏ hoặc bạc trên da đầu có thể kèm theo tình trạng rụng tóc từng mảng.
  • Bệnh chàm (eczema): Da khô, đỏ, bong tróc và rất ngứa ở các vùng trên cơ thể, kể cả da đầu và các vùng da khác.
  • Viêm da tiếp xúc (contact dermatitis): Da đỏ, kích ứng, cũng có thể có mụn nước và nứt nẻ, do kích ứng với các sản phẩm như thuốc nhuộm tóc, thuốc xịt, gel chải tóc…
  • Vẩy nến (psoriasis): Các mảng da đỏ, bong tróc, đóng vảy và đau, phủ vảy bạc.
  • Nấm malassezia: Một loại nấm sống trên da đầu, hầu hết là ở người lớn. Trong một số trường hợp, nó gây kích thích và làm các tế bào da đầu phát triển nhanh quá mức.

Dùng loại dầu gội không phù hợp

Vì cơ địa mỗi người không giống nhau nên không phải loại dầu gội nào cũng phù hợp với bạn. Đặc biệt, dầu gội chứa thành phần tẩy rửa mạnh sẽ rửa đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc. Khi đó, da đầu phải tiết dầu để cân bằng độ ẩm. Điều này trở thành một trong những tác nhân gây nên gàu. 

Dưới đây là một số thành phần chính mà bạn cần xem qua trước khi quyết định mua dầu gội:

  • Sulfate là chất tẩy rửa mạnh có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc. Bạn hãy tìm những loại dầu gội và dầu xả không chứa sunfat để tránh khô và hư tổn.
  • Protein rất cần thiết cho sự phát triển của tóc khỏe mạnh. Bạn hãy tìm loại dầu gội và dầu xả có chứa các thành phần như keratin, collagen hoặc protein lúa mì thủy phân.
  • Thành phần dưỡng ẩm sẽ rất phù hợp với mái tóc khô hoặc đang bị hư tổn. Do đó, bạn hãy tìm những loại dầu gội và dầu xả có chứa các thành phần như bơ hạt mỡ, dầu dừa hoặc dầu argan. Những thành phần này sẽ giúp dưỡng ẩm và nuôi dưỡng tóc của bạn.
  • Độ pH của dầu gội và dầu xả có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc. Hãy tìm những sản phẩm có độ pH trung tính ở khoảng 5.5 để không ảnh hưởng đến tóc.

Các câu hỏi thường gặp

Bị gàu có nên gội đầu nhiều hay không?

Khi da đầu bị gàu, bạn không nên gội đầu quá nhiều vì việc tiếp xúc thường xuyên với các chất tẩy rửa trong dầu gội sẽ khiến da đầu bị mất đi lớp dầu tự nhiên, từ đó trở nên khô hơn, thúc đẩy tình trạng bong tróc niêm mạc da, tạo thành nhiều gàu hơn.

Ngoài ra, bạn cũng hãy đánh giá xem tần suất gội đầu hiện tại là mấy lần, nếu nhiều hơn 5 lần mà vẫn bị gàu thì bạn cân nhắc xem lại loại dầu gội bạn đang sử dụng hoặc đi gặp bác sĩ để xem da đầu có đang mắc phải bệnh lý gì hay không.

Đầu nhiều gàu thì phải làm sao? Cách nào để gội đầu sạch gàu?

Nếu tình trạng gàu đã diễn ra trong thời gian dài và không thuyên giảm sau khi bạn đã dùng các loại dầu gội chuyên trị gàu, tốt hơn hết là bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây gàu.

Về cách gội đầu để giảm tình trạng gàu thì bạn cần chọn đúng loại dầu gội phù hợp, gội đầu nhẹ nhàng, sau khi gội đầu bạn nên để tóc khô tự nhiên cũng như tránh chải tóc khi tóc còn đang ướt.

Tại sao gội đầu xong vẫn bị gàu

Kết luận

Nội dung bài viết đã lý giải tại sao gội đầu xong vẫn còn gàu hay vẫn còn ngứa. Hy vọng bạn sẽ tìm được giải pháp thích hợp sau khi xác định đúng nguyên nhân da đầu liên tục có gàu. Chúc bạn có mái tóc khỏe mạnh, sạch gàu! 

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Dandruff, Cradle Cap, and Other Scalp Conditions: MedlinePlus
https://medlineplus.gov/dandruffcradlecapandotherscalpconditions.html
Truy cập ngày: 26.03.2024

Dandruff – Symptoms and causes – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dandruff/symptoms-causes/syc-20353850
Truy cập ngày: 26.03.2024

Seborrheic dermatitis: Self-care
https://www.aad.org/public/diseases/a-z/seborrheic-dermatitis-self-care
Truy cập ngày: 26.03.2024

Dry Scalp: Causes, Treatment & Prevention
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/23326-dry-scalp
Truy cập ngày: 26.03.2024

Here’s How Often You Should Wash Your Hair
https://health.clevelandclinic.org/the-dirty-truth-about-washing-your-hair
Truy cập ngày: 26.03.2024

6 curly hair care tips from dermatologists
https://www.aad.org/public/everyday-care/hair-scalp-care/hair/curly-hair-care
Truy cập ngày: 26.03.2024

How to treat dandruff
https://www.aad.org/public/everyday-care/hair-scalp-care/scalp/treat-dandruff
Truy cập ngày: 26.03.2024

Phiên bản hiện tại

27/03/2024

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

10 cách trị gàu tại nhà đơn giản có thể áp dụng ngay

4 sai lầm trong cách trị gàu khiến da đầu bị gàu dai dẳng không dứt


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 27/03/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo