backup og meta

Mụn rộp ở môi chữa thế nào cho nhanh khỏi bệnh

Mụn rộp ở môi chữa thế nào cho nhanh khỏi bệnh

Mụn rộp môi (hay Herpes môi) là bệnh truyền nhiễm bắt nguồn từ virus Herpes simplex Type I. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là đau, rát, ngứa quanh môi, miệng. Điều này không những gây phiền toái trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Vậy mụn rộp ở môi chữa thế nào để mau khỏi bệnh?

Nếu không điều trị tích cực, mụn rộp rất dễ lan sang các vùng da khác trên cơ thể. Chưa kể đến khả năng lây nhiễm virus Herpes từ người bệnh sang người lành thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân hay có những cử chỉ thân mật như hôn, quan hệ tình dục bằng miệng…

Mụn rộp ở môi chữa thế nào?

Mụn rộp ở môi chữa thế nào mới hiệu quả? Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có biện pháp chữa trị đặc hiệu cho tình trạng này. Vậy nên lời giải cho vấn đề mụn rộp ở môi chữa thế nào mới hiệu quả đó chính là cần có sự phối hợp giữa việc dùng thuốc và các biện pháp chăm sóc tại nhà.

1. Thuốc trị mụn rộp ở môi

mụn rộp ở môi chữa thế nào

Thông thường, mụn rộp môi thường kéo dài từ 1 – 3 tuần rồi biến mất nếu không điều trị ngay. Nhưng nếu dùng thuốc sẽ rút ngắn thời gian khỏi bệnh, giảm bớt các triệu chứng khó chịu, đồng thời ngăn không để bệnh tái phát trong tương lai. Thuốc phải được dùng sớm 24h – 72h đầu để có tác dụng mạnh. Dưới đây là danh mục một số thuốc trị mụn rộp ở môi phổ biến hiện nay:

  • Nhóm thuốc không kê toa gồm có các loại kem bôi hoặc thuốc mỡ thoa trực tiếp lên các nốt rộp như Acyclovir, Penciclovir. Loại này nên dùng ngay khi vừa xuất hiện mụn nước nhằm kiểm soát cơn đau, ngứa; thúc đẩy quá trình làm lành vết thương đồng thời ngăn không cho nốt rộp lan sang vùng da lành. Mụn rộp ở môi chữa thế nào ngoài cách dùng 2 loại kể trên? Đôi khi các bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc không kê đơn Docosanol để giảm phồng rộp và trị lở môi.
  • Nhóm thuốc kháng virus đường uống như Acyclovir, Famiclovir… cũng dùng khi những biểu hiện như nóng, ngứa vừa chớm xuất hiện. Thuốc ít có hiệu quả với trường hợp mụn đã sưng to. Nếu thuốc đường uống không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chuyển sang dùng thuốc kháng virus dạng tiêm tĩnh mạch đồng thời theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.
  • Nhóm thuốc kháng Histamine H1 sẽ dùng khi người bệnh ngứa ngáy dữ dội.

Ngoài 3 nhóm thuốc vừa liệt kê, người bệnh còn có thể chuẩn bị thêm thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc Ibuprofen để hỗ trợ trị mụn rộp ở môi tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Mụn rộp ở môi chữa thế nào? Đó là áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà

Để nhanh chóng xoa dịu các triệu chứng khó chịu, bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể áp dụng các biện pháp trị mụn rộp ở môi tại nhà như sau:

  • Thoa gel lô hội (nha đam) lên các nốt rộp. Lô hội vốn lành tính kèm với khả năng làm dịu vết thương sẽ cho tác dụng giảm đau nhức hiệu quả.
  • Vệ sinh vùng da rộp bằng nước muối sinh lý.
  • Thoa kem chống nắng, dùng son dưỡng môi có chứa SPF 30 hoặc đeo khẩu trang che kín mặt khi ra ngoài nhằm hạn chế tác hại của tia cực tím lên vùng da bị tổn thương. Những sản phẩm này ngoài bảo vệ giúp da mau lành. Tuy nhiên bạn nên ưu tiên dùng kem chống nắng vật lý. Kem chống nắng hoá chất có khả năng kích ứng, bạn phải cẩn thận khi sử dụng.
  • Sử dụng vaseline cũng là câu trả lời cho thắc mắc mụn rộp ở môi chữa thế nào cho mau lành. Vaseline vừa giữ cho da không bị khô lại còn có hiệu quả trong việc thúc đẩy vết thương nhanh lành hơn.

Những lưu ý quan trọng khi điều trị mụn rộp ở môi 

mụn rộp ở môi chữa thế nào

Vậy là bạn đã rõ mụn rộp ở môi chữa thế nào cho mau khỏi bệnh. Để bệnh không tái phát hoặc diễn tiến nghiêm trọng hơn, bạn cần quan tâm đến các vấn đề sau:

  • Tránh những cử chỉ thân mật trong thời gian có bệnh.
  • Tránh gãi, gây trầy xước nốt mụn
  • Không dùng thức ăn giàu Arginine như đậu nành, cà rốt, lạc, dừa, chocolate vì những thực phẩm này sẽ kích thích bệnh bùng phát.
  • Nên tập thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng. Chú ý vệ sinh các bề mặt trong nhà với nước khử trùng.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý đổi thuốc hoặc dùng thuốc khác ngoài toa khi chưa có sự tham vấn y khoa. Aspirin không được dùng để giảm đau ở trẻ em nhỏ vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Vừa rồi là những giải đáp cho thắc mắc mụn rộp ở môi chữa thế nào mới hiệu quả. Tình trạng này tuy không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng lại làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Do vậy bạn không được chủ quan mà hãy tích cực điều trị nếu phát hiện ra bệnh để tránh những biến chứng xấu có thể xảy đến trong tương lai.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cold sore

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cold-sore/symptoms-causes/syc-20371017

Ngày truy cập 03/12/2021

How Can I Get Rid of Cold Sores Quickly?

https://www.houstonmethodist.org/blog/articles/2020/feb/how-can-i-get-rid-of-cold-sores-quickly/

Ngày truy cập 03/12/2021

Is it a Cold Sore or a Fever Blister?

https://intermountainhealthcare.org/blogs/topics/live-well/2016/01/is-it-a-cold-sore-or-a-fever-blister/

Ngày truy cập 03/12/2021

Cold Sores: Symtoms, Causes, Treatment & Prevention

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21136-cold-sores

Ngày truy cập 03/12/2021

Cold sores: signs and symptoms

https://www.aad.org/public/diseases/a-z/cold-sores-symptoms

Ngày truy cập 03/12/2021

Phiên bản hiện tại

22/12/2021

Tác giả: Minh Phú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Xét nghiệm HPV

Điều trị sẹo ở môi do Herpes, mụn rộp môi, mụn nước: Cần làm thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 22/12/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo