Hãy đọc thêm: Săng giang mai và mối quan hệ với bệnh giang mai
2. Giang mai giai đoạn 2

Trong vòng vài tuần sau khi vết săng ban đầu lành lại, người bệnh có thể bị phát ban trên lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc các bộ phận cơ thể khác. Phát ban này thường không ngứa và có thể kèm theo các nốt mụn giống như mụn nước ở miệng hoặc vùng sinh dục.
Người bệnh cũng cảm thấy ốm yếu và có các triệu chứng giống cúm nhẹ như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, sưng hạch, đau đầu, đau cơ, đi kèm giảm cân hoặc rụng tóc.
Các triệu chứng của giai đoạn bệnh giang mai giai thứ 2 này thường kéo dài từ 2 đến 6 tuần. Sau đó, chúng có thể tái phát liên tục và biến mất trong khoảng 1 năm. Các biểu hiện tương tự như các bệnh thông thường khác, nên rất khó để người bệnh nhận ra mình đang bị giang mai.
Nếu người bệnh không được điều trị, nhiễm trùng sẽ vẫn tiếp tục phát triển và bệnh có thể chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Đó là lý do tại sao việc tiến hành các xét nghiệm, sàng lọc định kỳ các bệnh lây qua đường tình dục là rất quan trọng.
Hãy đọc thêm: Giang mai giai đoạn 2: Bạn biết gì về giai đoạn bệnh này?
3. Giai đoạn bệnh giang mai tiềm ẩn
Giai đoạn bệnh giang mai tiềm ẩn không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Nếu không điều trị, bệnh sẽ tiếp tục tồn tại trong cơ thể trong nhiều năm.
Những người mắc bệnh giang mai trong thời gian dài sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, dù ko có biểu hiện, bệnh vẫn cần được điều trị.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!