backup og meta

10 mẹo giúp bạn phục hồi mặt tâm lý tốt hơn

10 mẹo giúp bạn phục hồi mặt tâm lý tốt hơn

Phục hồi tâm lí là khả năng chịu đựng và vượt qua được những tình trạng căng thẳng và những thay đổi trong cuộc sống. Dưới đây là 10 mẹo giúp bạn phục hồi tâm lí tốt hơn.

Phục hồi được định nghĩa là “khoảng thời gian người hoặc vật có thể phục hồi về tình trạng ban đầu”. Đối với sức khỏe tinh thần của con người, khả năng phục hồi cũng có ý nghĩa tương tự vậy. Khả năng hồi phục của mỗi người chính là khả năng họ có thể chịu đựng và vượt qua được những tình trạng căng thẳng và những thay đổi trong cuộc sống. Họ không bị tra tấn bởi những cảm xúc tiêu cực, họ có thể vượt qua được những sự việc đau lòng và những khoảng thời gian khó khăn.

Khả năng phục hồi không nhất thiết là do di truyền mà phụ thuộc nhiều hơn vào những kỹ năng bạn học được. Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn trở nên kiên cường hơn:

Tham gia nhóm hỗ trợ

Những người có khả năng hồi phục tốt thường có mối quan hệ thân thiết với bạn bè và người thân của họ. Những người thân quen bên cạnh bạn sẽ hỗ trợ bạn xử lý các tình huống khó khăn. Thực tế cho thấy bước đầu tiên giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn là có những người thân quen xung quanh luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn mà không phán xét.

Tình huống xấu có thể xảy ra, nhưng hãy nhớ rằng chúng không tồn tại lâu trong tâm trí

Bạn hãy nhớ lại những vấn đề khó khăn bạn đã gặp phải cách đây 1 năm, 3 năm, hoặc thậm chí 5 năm trước đây? Bạn vẫn còn nhớ chúng chứ? Thực tế chúng ta gặp phải những tình huống căng thẳng trong suốt quãng đời của mình, nhưng đa số chúng có thể tự giải quyết hoặc chỉ đơn giản là chúng sẽ tự biến mất khỏi tâm trí bạn khi vấn đề khác xảy ra. Vì vậy, hãy nhớ rằng dù vấn đề có nghiêm trọng hay khó khăn đến đâu đi nữa, điều đó không có nghĩa là bạn không thể vượt qua, sớm muộn gì tất cả cũng sẽ có cách giải quyết.

Tạo các mục tiêu cho cuộc sống của bạn

Bạn hãy chắc chắn rằng mục tiêu mình đặt ra có tính thực tế và có thể đạt được và nên thực hiện từng mục tiêu riêng biệt, tập trung vào nó cho đến khi hoàn thành. Mỗi khi hoàn thành mục tiêu, bạn sẽ có cảm giác hài lòng và nâng cao lòng tự trọng của mình.

Xem tất cả các tình huống khó khăn như một cơ hội để học hỏi và phát triển

Trong khi đang đối phó với một tình huống căng thẳng, bạn hãy suy nghĩ về những gì mình có thể học hỏi được từ tình huống đó và làm thế nào bạn có thể biến nó thành lợi thế để làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn.

Chấp nhận rằng việc thay đổi là không thể tránh khỏi

Đôi khi chúng ta sợ một tình huống khó khăn xảy ra vì nó đòi hỏi sự thay đổi trong cuộc sống, và đó là điều khiến chúng ta phải lo lắng. Tuy nhiên, sự thay đổi là một phần tự nhiên của cuộc sống. Hãy nhớ rằng bạn đã từng thay đổi rất nhiều trước đây mới có được cuộc sống như hôm nay, và cũng như mọi lần trước, bạn sẽ vượt qua được việc thay đổi lần này thôi.

Tập trung vào điểm mạnh của bản thân

Khi giải quyết một vấn đề, nhiều người thường có ý nghĩ rằng “Tôi không thể làm điều này’ và nhớ lại tất cả các thất bại của họ, sau đó dùng chúng để đưa ra lý do tại sao điều này sẽ rất khó khăn để thực hiện. Thay vào đó, bạn nên luôn luôn tập trung vào những điểm mạnh bạn có (lẽ dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều có điểm mạnh) và làm thế nào những điểm mạnh sẽ giúp bạn trong thời gian này.

Biết thiếu sót của bản thân

Việc nhận thức được những thiếu sót của bản thân cũng quan trọng như sử dụng thế mạnh. Có một số vấn đề đôi khi bạn không thể tự mình khắc phục được. Tuy nhiên, thay vì trở nên bối rối, bạn hãy liên hệ với những người thân hay bạn bè để được giúp đỡ.

Chấp nhận rằng có một số điều bạn không thể thay đổi

Đừng lãng phí thời gian và năng lượng của mình vào cố gắng để thay đổi những tình huống không thể thay đổi được. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng năng lượng của mình để tập trung vào việc thay đổi bản thân và thái độ của bạn đối với tình hình. Bạn không thể kiểm soát tất cả mọi thứ trong cuộc sống, nhưng bạn có thể kiểm soát được cách mà bạn phản ứng lại nó.

Nhớ lại quá khứ

Hãy nhớ lạinhững gì bạn đã làm để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống đến thời điểm này? Bạn đã học hỏi được gì từ những thời điểm khó khăn? Sử dụng những bài học từ quá khứ để giúp bạn vượt qua tình hình hiện nay.

Luôn lạc quan

Những người có khả năng phục hồi tốt luôn có một cái nhìn lạc quan. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bi quan hay nhìn từ một khía cạnh tiêu cực, hãy cố gắng thay đổi suy nghĩ để nhìn vào mặt tươi sáng của vấn đề. Tiếp tục nhắc nhở bản thân điều chỉnh suy nghĩ để lạc quan và tích cực hơn.

Tóm lại, tự phục hồi tâm lý không phải là khả năng di truyền hay trời ban. Bạn hoàn toàn có thể học hỏi và làm được điều này. Vì vậy, mỗi người nên có một phương pháp riêng cho mình để có thể đánh thức chính mình khi gặp phải những tiêu cực trong cuộc sống.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

10 Tips to Help You Become More Resilient. http://www.webmd.com/mental-health/features/overcome-obstacles-resilience. Ngày truy cập 01/01/2017.

The Road to Resilience. http://www.apa.org/helpcenter/road-resilience.aspx. Ngày truy cập 01/01/2017.

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Trinh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hà Nguyễn


Bài viết liên quan

Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống

Hello Bacsi | Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) - nỗi lo của phụ huynh


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Trinh Nguyễn · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo