backup og meta

Nặn mụn đầu đen: 3 lí do bạn nên bỏ tay khỏi da mặt ngay

Nặn mụn đầu đen: 3 lí do bạn nên bỏ tay khỏi da mặt ngay

Mụn đầu đen làm mất thẩm mỹ gương mặt và làm bạn trở nên kém tự tin. Có nhiều cách để loại bỏ mụn nhưng việc nặn mụn đầu đen lại rất phổ biến. Vậy nặn mụn đầu đen có thực sự loại bỏ được mụn hay làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn?

Mụn đầu đen hình thành do lỗ chân lông bị bít lại bởi dầu, các tế bào da chết và vi khuẩn. Chúng còn được gọi là mụn hở vì các lỗ chân lông không hoàn toàn đóng. Thêm vào đó, nhân mụn tiếp xúc với không khí và bị chuyển màu thành đen. Mụn đầu đen thường ở lại trên da rất lâu khiến bạn phân vân mụn đầu đen không nặn có sao không. Hoặc bạn luôn muốn nặn ra để nó hết nhanh hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyên rằng không nên nặn mụn và đưa ra các phương pháp khác để làm sạch mụn đầu đen. (1)

3 Lí do vì sao không nên nặn mụn đầu đen

1. Không loại bỏ được mụn đầu đen từ tận gốc

Mụn đầu đen có thể khá đàn hồi và khó loại bỏ. Bạn có thể nặn mụn nhưng sẽ không thể loại bỏ mụn đầu đen hoàn toàn. Điều này sẽ gây kích ứng da và có khả năng có thêm vi khuẩn bên trong vết thâm dẫn đến mụn trở thành u nang hoặc nốt sần. Trong quá trình đó, vô tình chúng ta đã kéo dãn lỗ chân lông của bạn mà có thể làm cho nó mở rộng vĩnh viễn.

2. Dầu và vi khuẩn có thể gây ra nhiều mụn đầu đen

Mụn đầu đen có chứa vi khuẩn bên dưới bề mặt da. Thông thường, những vi khuẩn này có trong các lỗ chân lông. Khi bạn nặn mụn, vi khuẩn sẽ có nguy cơ lan ra các vùng xung quanh. Việc nặn mụn cũng có thể làm lây lan vi khuẩn đến các vùng khác và làm tắc các lỗ chân lông liền kề có thể cho các sẩn mụn, hoặc mụn nhọt, hình thành. Đồng thời  nặn mụn cũng làm tăng nguy cơ để lại sẹo mụn trên da.

3. Kích ứng da

Việc nặn sẽ tạo nên sự chèn ép da và áp lực có thể thực sự gây kích ứng da của bạn. Nó có thể gây viêm ở khu vực mà bạn muốn loại bỏ mụn đầu đen và cũng như để lại nhiều vết sẹo mụn. Thỉnh thoảng các mô xung quanh mụn đầu đen cũng có thể phát triển các đốm đen do tăng sắc tố sau viêm. Mụn đầu đen là tạm thời nhưng sẹo và các đốm đen thì không vì thế hãy tránh làm cho da bị tổn thương nhé.

Giải pháp thay cho nặn mụn đầu đen

nặn mụn đầu đen

Chăm sóc da mụn là một việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn của bạn. Bạn cần lưu ý:

  • Không nên rửa mặt với nước quá nóng hoặc quá lạnh, cũng như không nên chà xát mặt khi rửa
  • Tránh dùng toner, kem tẩy tế bào chết và xà phòng có tính kiềm mạnh trên vùng da mụn
  • Tránh nặn, cọ xát hoặc chạm vào vùng da mụn
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da làm bịt kín lỗ chân lông.

Thay vì băn khoăn có nên nặn mụn đầu đen không hay mụn đầu đen để lâu có sao không, bạn nên:

  • Rửa mặt đúng cách và nhẹ nhàng các vùng da mụn mỗi ngày 1 hoặc 2 lần với sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm
  • Tẩy trang vào buổi tối trước khi đi ngủ
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu như kem chống nắng
  • Đối với những người có da khô, nên sử dụng các chất làm mềm da không chứa chất tạo mùi
  • Sử dụng dao cạo râu cẩn thận.

Tốt hơn hết bạn nên nói chuyện với bác sĩ để có những khuyến cáo cũng như lời khuyên cụ thể khi bạn phân vân không nặn mụn đầu đen có sao không trong cho việc chăm sóc da .

Các yếu tố gây nên tình trạng mụn đầu đen

nặn mụn đầu đen

Cũng như các bệnh khác, mụn cũng được hình thành hoặc diễn biến tệ hơn do một số yếu tố như:

  • Các tuyến dầu hoạt động quá mức
  • Gen di truyền
  • Tình trạng nội tiết
  • Kinh nguyệt
  • Vấn đề tâm lý như căng thẳng
  • Một số loại thuốc
  • Sản phẩm chăm sóc da làm bít lỗ chân lông
  • Tiếp xúc với điều kiện ô nhiễm hoặc nhiệt độ ẩm
  • Mồ hôi
  • Nặn hoặc chạm vào các vùng da tổn thương
  • Chà xát mạnh vào da.

Suy cho cùng khi cân nhắc mụn đầu đen có nên nặn không hay mụn đầu đen ở má có nên nặn không, việc nặn mụn đầu đen không bao giờ là tốt cả. Hành động này chỉ càng khiến cho mụn trở nên tệ hơn và có thể để lại sẹo. Cách tốt nhất để xóa bỏ mụn đầu đen là để chúng tự mất đi, hoặc dùng các phương pháp khác không tác động mạnh đến da.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to Get Rid of Blackheads

https://health.clevelandclinic.org/how-to-get-rid-of-blackheads/

Ngày truy cập 17/05/2022

Home Remedy to Rid Blackheads

https://jamaicahospital.org/newsletter/home-remedy-to-rid-blackheads/

Ngày truy cập 17/05/2022

PIMPLE POPPING: WHY ONLY A DERMATOLOGIST SHOULD DO IT

https://www.aad.org/public/diseases/acne/skin-care/popping

Ngày truy cập 17/05/2022

Should You Pop That Pimple?

https://intermountainhealthcare.org/blogs/topics/live-well/2019/04/should-you-pop-that-pimple/

Ngày truy cập 17/05/2022

Comedonal acne

https://dermnetnz.org/topics/comedonal-acne

Phiên bản hiện tại

17/02/2023

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

6 hiểu lầm về mụn trứng cá mà ai cũng từng tin

Mụn đỏ sưng tấy: Nguyên nhân và Cách điều trị dứt điểm


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 17/02/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo