backup og meta
Chuyên mục

3

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Nguyên nhân gây nổi mụn nước ở tay và cách khắc phục

Tác giả: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân · Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ


Ngày cập nhật: 03/01/2024

Nguyên nhân gây nổi mụn nước ở tay và cách khắc phục

Tay ngứa nổi mụn nước là tình trạng da có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bị nổi mụn nước ở tay có thể là biểu hiện của nhiều bệnh da liễu khác nhau, gây khó chịu và ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày. Vậy tay bị nổi mụn nước ngứa phải làm sao để khắc phục? Nguyên nhân cụ thể là gì? 

Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu mụn nước là gì, nguyên nhân, những bệnh lý nào khiến tay ngứa nổi mụn và các phương pháp điều trị ngay sau đây.

Mụn nước ở tay là gì? 

Da được cấu tạo ba lớp chính: Biểu bì, trung bì và hạ bì (mô mỡ dưới da). Mụn nước là những nốt mụn nhỏ hình thành ở lớp thượng bì hoặc trung bì chứa dịch trong suốt và nổi vết phồng rộp trên bề mặt lòng bàn tay, mu tay hoặc giữa kẽ ngón tay, có thể kèm ngứa, đau, rát hoặc không.

Thông thường, mụn nước ở tay chứa dịch lỏng trong suốt hoặc dịch máu tùy vào tình trạng vết thương. Khi những tổn thương này vỡ sẽ gây ra ngứa, rát, đau và chảy dịch và có thể gây phản ứng ở vùng bên cạnh hoặc toàn thân. 

mụn nước ở tay

Nguyên nhân gây nổi mụn nước ở tay

Tay nổi hột ngứa hoặc mụn nước có thể do những nguyên nhân sau: 

1. Do ma sát

  • Chà xát da trong thời gian dài sẽ khiến da bị tổn thương và làm xuất hiện mụn nước trên tay.
  • Tay bị nổi mụn nước khi cầm xẻng hoặc các dụng cụ khác quá lâu.

2. Bỏng hoặc cháy nắng

  • Da tay bị bỏng hoặc phồng rộp cũng có thể gây nổi mụn nước
  • Da phồng rộp là một phần của vết bỏng cấp độ hai.

3. Biểu hiện một số bệnh lý

Tay nổi mụn nước ngứa hoặc không ngứa có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau đây:

  • Viêm da dị ứng
  • Bệnh ghẻ ngứa
  • Tổ đĩa
  • Chốc lở (một bệnh nhiễm trùng da truyền nhiễm)
  • Viêm da dạng herpes
  • Nhiễm virus (bao gồm thủy đậu và herpes zoster).
Hiện nay, rất khó xác định chính xác tình trạng tay ngứa nổi mụn nước thuộc bệnh lý gì. Bạn nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp. 

mụn nước ở tay

Tay bị nổi mụn nước ngứa phải làm sao?

Mụn nước ở tay thường tự lành trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, để giảm ngứa ngáy và giữ vệ sinh vùng da tay nổi mụn nước, bạn có thể thực hiện theo những bước sau:

  • Rửa tay bằng nước muối dịu nhẹ và nước ấm
  • Bị mụn nước ở tay bôi thuốc gì? Bạn nên thoa kem kháng khuẩn hoặc thuốc mỡ.
  • Che vết phồng rộp bằng băng hoặc gạc.

Bạn nên thay băng gạc tay ít nhất một lần một ngày. Hạn chế gãi tránh làm vỡ vết phồng rộp hoặc bóc nó ra, bởi vì lớp da trên mụn nước giúp bảo vệ các lớp da khỏi bị nhiễm trùng.

Nếu mụn nước có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ sưng, tiết dịch, đau, hãy đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

bị nổi mụn nước ở tay

Lưu ý những thông tin về các phương pháp điều trị tay ngứa nổi mụn nước trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo kết quả điều trị an toàn và hiệu quả bạn cần có sự tham vấn và dùng thuốc được kê toa bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Cách chăm sóc tại nhà khi tay nổi mụn nước

Bên cạnh việc tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ da liễu, bạn có thể kết hợp với những lời khuyên dưới đây trong quá trình chăm sóc vùng da tay bị nổi mụn nước:

  • Tăng cường cấp ẩm cho da để tránh da bị khô khiến mụn nước dễ vỡ
  • Thường xuyên rửa tau bằng mước muối sinh lý để hạn chế nguy cơ bội nhiễm
  • Trang bị dụng cụ bảo hộ khi cần phải tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng da
  • Tăng cường bổ sung rau, củ, quả đồng thời hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều dầu, mỡ.
  • Không hút thuốc lá, không lạm dụng các chất kích thích để tránh gây quá tải cho hoạt động thanh lọc, thải độc của gan.
  • Cách phòng ngừa tình trạng tay nổi mụn nước

    Mụn nước đau rát hoặc ngứa ở tay sẽ khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bạn. Vì vậy, bạn nên lưu ý một số phương pháp ngăn ngừa hạn chế sự xuất hiện của tay ngứa nổi mụn nước, bao gồm:

    • Đeo găng tay bảo hộ: Bạn cần bảo vệ da tay khi tiếp xúc với các chất hóa học, làm việc trong môi trường ô nhiễm. Trong trường hợp khác, bạn có thể đi găng tay bằng nylon trước vì một số người bị dị ứng với cao su.
    • Tháo trang sức: Tháo bỏ nhẫn và đồ trang sức khi rửa tay để nước không đọng lại vùng mụn nước. 
    • Cắt móng tay ngắn: Việc này giúp hạn chế việc gãi làm trầy xước da và phá vỡ vùng da phỏng rộp
    • Tránh tiếp xúc với vật thể toả nhiệt: Cẩn thận tiếp xúc với lửa, hơi nước nóng, hoặc vật thể tỏa nhiệt (như bếp điện)
    • Bảo vệ và chăm sóc da tay: Bạn nên thoa loại kem dưỡng ẩm không chất bảo quản và hương liệu sau khi tắm để da mịn màng và khoẻ mạnh hơn.
    • Đi đôi giày vừa vặn: Điều này giúp hạn chế da không bị cọ xát quá nhiều, gây kích thích mụn nước xuất hiện.

    Mụn nước ở tay có lây không ?


    Mụn nước ở tay có lây không? Có! Mụn nước dễ lây lan nhất trong vài ngày đầu tiên khi phát bệnh, đặc biệt là khi các nốt mụn vỡ ra.

    Các mụn nước thường khô lại trong khoảng 7- 10 ngày. Đặc biệt, khi mụn nước bị vỡ ra có nguy cơ lây lan ra vùng da xung quanh khác.

    Khi nào nên gặp bác sĩ?

    Trong trường hợp tình trạng tay nổi mụn nước không được cải thiện sau một tuần và có các dấu hiệu sau, bạn cần tìm đến bác sĩ da liễu để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời:

    • Nổi mụn nước ở tay kèm tình trạng ngứa rát và đau sưng nặng trong nhiều ngày
    • Các triệu chứng không tự mất đi sau vài ngày và có dấu hiệu lan rộng/nặng lên
    • Làn da của bạn sẽ bị đỏ sưng
    • Khi da có dấu hiệu bị nhiễm trùng như mụn nước ở tay mưng mủ trở nên nghiêm trọng
    • Sốt.

    Mặc dù tay ngứa nổi mụn nước rất khó chẩn đoán chính xác bệnh lý da liễu nhưng bạn có thể ngăn ngừa cũng như kiểm soát tình trạng da. Nếu còn thắc mắc về tay ngứa nổi mụn nước, bạn có thể liên hệ tới các bác sĩ da liễu để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

    Bạn có thể quan tâm:

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân

    Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ


    Ngày cập nhật: 03/01/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo