backup og meta

Bất ngờ với 8 tác dụng của củ từ đối với sức khỏe mẹ bầu

Bất ngờ với 8 tác dụng của củ từ đối với sức khỏe mẹ bầu

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của củ từ đối với sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu ăn khoai từ cũng chỉ nên ăn vừa phải để tránh gặp phải tác dụng phụ.

Củ từ, hay còn gọi là khoai từ hoặc củ từ lông, là một món ăn vặt khá dân dã, quen thuộc ở nông thôn Việt Nam. Ở nước ta, củ từ có 3 loại, loại có gai (phân bổ ở Phú Quốc), loại không gai (phân bố rộng rãi) và loại củ từ nước (phân bố ở các tỉnh miền Đông Nam bộ). Bạn thích ăn củ từ nhưng đang băn khoăn không biết bà bầu ăn khoai từ được không? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp phần nào những băn khoăn trên.

Bà bầu ăn khoai từ được không?

Theo Đông y, củ từ có tính bình, có tác dụng chống mệt mỏi, giải độc cơ thể và chữa được nhiều bệnh. Không những vậy, trong củ từ còn có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như:

  • Nước: 70,5%
  • Protid: 14%
  • Lipid: 0,1%
  • Glucid: 26,1%
  • Cellulose: 1,1%
  • Chất khoáng: 0,6%

Bà bầu ăn củ từ được không? Câu trả là “Có”, thậm chí ăn với một lượng vừa phải, củ từ còn có thể mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe cho mẹ và bé:

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn khoai lang như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé?

Tác dụng của củ từ đối với sức khỏe bà bầu

tác dụng của củ từ

Bà bầu ăn củ từ được không? Nếu thích, bạn vẫn có thể tiếp tục ăn món ăn này trong thai kỳ. Dưới đây là một tác dụng của củ từ đối với sức khỏe bà bầu:

1. Ăn củ từ có tác dụng trị ốm nghén

Ốm nghén là một trong những triệu chứng thai kỳ thường gặp nhất. Khoai từ rất giàu vitamin B6, một chất có tác dụng giúp giảm buồn nôn và nôn. Do đó, bà bầu ăn khoai từ có thể giảm bớt các triệu chứng ốm nghén.

2. Tác dụng của củ từ đối với việc điều hòa huyết áp

Củ từ rất giàu kali, một khoáng chất có tác dụng kiểm soát huyết áp. Nếu huyết áp thai kỳ cao, bạn rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

3. Khoai từ rất giàu chất chống oxy hóa

Ngoài kali và vitamin B6, củ từ còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene và vitamin C, giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh thông thường như cảm, cúm, ngăn ngừa stress oxy hóa và ung thư.

4. Tác dụng của củ từ đối với tiêu hóa

Mang thai là thời điểm mà nội tiết tố trong cơ thể có nhiều biến động, dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Củ từ chứa nhiều tinh bột dễ tiêu hóa và chất xơ, giúp cải thiện các rắc rối thường gặp trong thai kỳ như táo bón, đầy hơi, khó tiêu…

5. Tác dụng của củ từ: Ngăn ngừa thiếu máu

Thiếu máu là một vấn đề bà bầu hay gặp phải trong thai kỳ. Ăn củ từ thường xuyên có thể giúp bà bầu tránh được tình trạng này do loại củ này chứa rất nhiều khoáng chất như kẽm, đồng và sắt.

6. Củ từ rất giàu axit folic

Axit folic là dưỡng chất có tác dụng giúp bảo vệ bé cưng khỏi nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống, dị tật ống thần kinh… Trong củ từ có chứa rất nhiều axit folic, do đó nó có thể đem đến cho bạn và bé những lợi ích nhất định đối với sức khỏe.

7. Giàu vitamin A

Trong củ từ có một lượng lớn vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả bé lẫn bạn. Vì vậy, việc thêm củ từ vào chế độ ăn sẽ giúp bạn vượt qua 9 tháng mang thai dễ dàng và có một bé cưng khỏe mạnh.

8. Ngăn ngừa sinh non

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sinh non. Củ từ rất giàu chất sắt, do đó, bà bầu ăn khoai từ có thể giảm nguy cơ sinh non và tình trạng bé nhẹ cân khi chào đời.

9. Tác dụng của củ từ đối với xương

Củ từ rất giàu canxi, do đó bà bầu ăn khoai từ từ sẽ giúp “củng cố” sức mạnh cho xương. Không những vậy, bé cưng trong bụng cũng sẽ có đủ “vật liệu” để xây dựng hệ thống xương và răng chắc khỏe.

Ăn củ từ quá nhiều: Cẩn thận với tác dụng phụ

Tuy tác dụng của củ từ đối với sức khỏe bà bầu rất lớn nhưng nếu ăn quá nhiều, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ:

  • Củ từ rất ít gây dị ứng nhưng bạn vẫn nên thận trọng.
  • Nếu bị sỏi thận, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bởi đa phần, các loại rau củ thường chứa một lượng nhỏ oxalate, có thể gây tổn thương thận.
  • Nếu  có một hệ tiêu hóa nhạy cảm, hãy hạn chế ăn khoai từ bởi nếu không, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nôn, nhức đầu và tiêu chảy.
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn củ từ sống vì có thể gây ngộ độc.
  • Bạn nên nướng củ từ trước khi nấu để giảm bớt nhựa, hạn chế tính độc, tốt cho sức khỏe.
  • Ngoài ra, bà bầu cũng nên hạn chế ăn quá nhiều củ từ vì dễ bị đầy hơi, đau bụng và khó tiêu.

Các món canh ngon từ củ từ dành cho bà bầu

tác dụng của củ từ

1. Canh khoai từ nấu tép bạc

Nguyên liệu:

  • 500g củ từ
  • 200g tép bạc loại nhỏ
  • Rau nêm: hành lá, hành tím, rau om, ngò gai
  • Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm

Cách thực hiện:

  • Khoai từ gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát, sau đó dùng dao bản lớn đập giập. Tép để nguyên vỏ, rửa sạch, rồi cũng đập giập, ướp hành tím băm, hạt nêm, tiêu khoảng 10 phút.
  • Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào, dầu nóng, cho tép đã ướp gia vị vào xào cho thấm, sau đó đổ nước vào. Khi nước sôi, cho khoai từ vào, thỉnh thoảng hớt bọt cho canh trong. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, nấu cho đến khi khoai mềm thì tắt bếp.
  • Khi ăn, múc canh ra tô, rắc tiêu và rau nêm. Nếu bạn ăn kèm với dưa mắm hoặc thịt kho tiêu thì sẽ vô cùng hấp dẫn đấy.

2. Canh củ từ nấu sườn

Với những tác dụng của củ từ đối với sức khỏe bà bầu, ngoài món canh khoai từ nấu tép bạc, bạn còn có thể nấu món canh củ từ nấu sườn. Để nấu món canh này, bạn cần chuẩn bị:

  • 300g sườn heo
  • 2 củ từ
  • Rau nêm: hành tím, hành lá, rau mùi
  • Gia vị: tiêu, muối, hạt nêm…

Cách thực hiện:

  • Với sườn heo, bạn chặt miếng, rửa sạch, sau đó trần qua nước sôi rồi rửa lại bằng nước lần nữa. Củ từ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
  • Đặt nồi lên bếp, vặn lửa vừa rồi cho hành khô vào phi, sau đó cho sườn vào xào, nêm chút nước mắm. Cho nước vào nồi đun sôi cùng sườn, nước sôi thì vặn lửa nhỏ.
  • Khi sườn đã chín, cho củ từ vào, thêm nước và gia vị tùy theo sở thích. Khi củ từ chín mềm, bạn cho tiêu, rau mùi và hành lá thái nhỏ vào, khuấy đều rồi tắt bếp, sau đó múc ra chén và thưởng thức.

3. Canh khoai từ nấu thịt bò bằm

Nguyên liệu:

  • 400g củ từ
  • 100g thịt bò
  • Rau quế, củ hành
  • Gia vị: Đường, muối, hạt nêm, tiêu…

Cách chế biến:

  • Khoai từ rửa sạch, lột vỏ, sau đó nạo nhuyễn. Thịt bò xay hoặc bằm nhỏ.
  • Phi thơm ít củ hành và tỏi băm rồi cho thịt bò vào xào, nêm gia vị cho vừa ăn, sau đó đổ nước vào. Khi nước sôi, cho khoai từ vào, khuấy đều để khoai nở, bạn có thể thêm nước tùy theo sở thích.
  • Nêm lại cho vừa ăn, tắt bếp, múc canh ra tô, thêm tiêu, rau quế và thưởng thức.

Cũng giống như các loại rau ăn củ khác, củ từ có thể đem đến những lợi ích sức khỏe nhất định. Bạn có thể thêm củ từ vào chế độ ăn nhưng đừng quên một số lưu ý trên nhé. 

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

10 Amazing Health Benefits Of Eating Yam During Pregnancy https://www.momjunction.com/articles/benefits-of-eating-yam-during-pregnancy_00328124/#gref Ngày truy cập: 30/1/2019

What are the health benefits of wild yam? https://www.medicalnewstoday.com/articles/322423.php Ngày truy cập: 30/1/2019

11 Best Foods to Eat While Pregnant https://www.whattoexpect.com/pregnancy/eating-well/week-11/big-nutrition-small-packages.aspx Ngày truy cập: 30/1/2019

Yam, raw

https://www.nutritionvalue.org/Yam%2C_raw_nutritional_value.html Truy cập ngày 28/12/2021

Healthy eating during pregnancy

https://www.eatforhealth.gov.au/sites/default/files/content/The%20Guidelines/n55h_healthy_eating_during_pregnancy_print.pdf Truy cập ngày 28/12/2021

An Essential Guide on What to Eat During Pregnancy

https://www.fhcsd.org/prenatal-care/what-to-eat-during-pregnancy/ Truy cập ngày 28/12/2021

Phiên bản hiện tại

28/12/2021

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?

Khám phá sự thật: Bà bầu tắm buổi sáng có tốt không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 28/12/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo