backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Vinpocetine

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 29/12/2020

Vinpocetine

Vinpocetine (ethyl apovincaminate) là một dẫn xuất tổng hợp của vinca alkaloid vincamine. Vincamine được chiết xuất từ hạt của Voacanga africana hoặc lá của cây Vinca nhỏ (cây dừa cạn).

Tác dụng

Tác dụng của thuốc vinpocetine là gì?

Vinpocetine là thuốc thuộc nhóm hệ thần kinh trung ương, phân nhóm thuốc hướng thần kinh và thuốc bổ thần kinh.

Ở đường uống, thuốc giúp làm giảm những dấu hiệu tâm thần và thần kinh của các rối loạn mạch não khác nhau (sau các tình trạng chấn thương hoặc xơ cứng) như:
  • Rối loạn trí nhớ
  • Mất ngôn ngữ, mất khả năng dùng động tác, loạn vận động
  • Choáng váng, nhức đầu
  • Điều trị những triệu chứng mao mạch sinh dưỡng của hội chứng sau mãn kinh
  • Bệnh não do tăng huyết áp, suy mạch não gián đoạn, rối loạn co thắt mạch não và viêm nội mạc động mạch não
  • Cải thiện tuần hoàn bên trong chấn thương não cục bộ và trong xơ vữa động mạch não tiến triển.

Trong khoa mắt, thuốc có thể dùng để điều trị:

  • Rối loạn xơ vữa động mạch tiên phát
  • Rối loạn mao mạch của võng mạc và mạch mạc
  • Điều trị thoái hóa điểm vàng và glôcôm (tăng nhãn áp) thứ phát do huyết khối nghẽn mạch từng phần hay hoàn toàn

Trong khoa tai, thuốc dùng để điều trị:

  • Suy thính giác do nguyên nhân mạch liên quan đến tuổi già hoặc do nhiễm độc (do dùng thuốc)
  • Choáng váng có nguồn gốc ở mê đạo.

Dùng đường tiêm, vinpocetine điều trị các bệnh thần kinh trong các rối loạn mạch do thiếu máu não cục bộ có ổ, cấp tính, nếu giải quyết được nguồn xuất huyết và đặc biệt dùng dưới dạng truyền dịch gián đoạn chậm.

Các tài liệu khoa học có nhiều nghiên cứu và xét nghiệm về dược lý và tác tác động sinh hóa của vinpocetine, bao gồm cả các tác dụng chống oxy hóa trong quá trình mãn kinh, chống loét và ức chế phosphodiesterase-1. Vinpocetine có tác dụng bảo vệ thần kinh. Tuy nhiên, có những hạn chế về nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc sử dụng các vinpocetine với các công dụng tiềm năng này.

Vinpocetine có những dạng và hàm lượng nào?

vinpocetin 10mg

Vinpocetine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén vinpocetine 10 mg
  • Viên con nhộng 5 mg
  • Thuốc tiêm

Bảo quản thuốc vinpocetine

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng, cách dùng

liều dùng thuốc vinpocetine

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc vinpocetine cho người lớn như thế nào?

Thực hiện theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng cho rằng nên sử dụng vinpocetine 10mg ngày 3 lần, uống hoặc dùng đường tiêm.

Liều dùng thuốc vinpocetine cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Bạn nên dùng thuốc vinpocetine như thế nào?

  • Đường uống: Nên uống thuốc cùng với thức ăn sau các bữa ăn.
  • Đường tiêm: Không bao giờ được dùng tiêm bắp hoặc tiêm ngay vào tĩnh mạch mà không pha loãng.
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi.

    Tác dụng phụ

    tác dụng phụ của thuốc

    Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc vinpocetine?

    Các tác dụng không mong muốn rất hiếm nhưng bạn có thể gặp các tác dụng phụ sau khi sử dụng vinpocetine:

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Thận trọng/ Cảnh báo

    Chống chỉ định của thuốc vinpocetine

    Không dùng thuốc này cho:
    Do có thành phần sorbitol trong thuốc tiêm, người bệnh bị tiểu đường phải kiểm tra thường xuyên lượng đường trong máu trong khi điều trị.

    Tương tác thuốc

    tương tác thuốc

    Vinpocetine có thể tương tác với thuốc nào?

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    Thức ăn và rượu bia có tương tác tới thuốc vinpocetine không?

    Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc vinpocetine?

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

    Khẩn cấp/ Quá liều

    Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

    Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

    Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

    Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 29/12/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo