backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Sắt dextran

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Anh Pham · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Sắt dextran

Tên gốc: sắt dextran

Tên biệt dược: Dexferrum®, Infed®

Phân nhóm: các tác nhân tạo máu, (trước & sau sinh), thuốc trị thiếu máu

Tác dụng

Tác dụng của sắt dextran là gì?

Sắt dextran được sử dụng để điều trị thiếu sắt trong máu (thiếu máu) ở những người không thể uống sắt vì tác dụng phụ hoặc do thiếu máu nhưng chưa điều trị thành công. Nồng độ sắt thấp có thể xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt từ thực phẩm (dinh dưỡng kém, kém hấp thu) hoặc khi mất máu nhiều hay do các tình trạng mạn tính (ví dụ như bệnh ưa chảy máu, chảy máu dạ dày). Bạn cũng có thể cần thêm chất sắt do mất máu trong quá trình lọc máu thận. Cơ thể có thể cần nhiều sắt hơn nếu bạn sử dụng các loại thuốc erythropoietin để  tăng  sinh tế bào hồng cầu mới.

Sắt là một phần quan trọng và cần thiết đối với tế bào hồng cầu vì là chất gắn với oxi vận chuyển trong cơ thể.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng sắt dextran cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt:

Bạn sẽ được tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 25-100mg (0,5-2ml), 1 lần một ngày. Bác sĩ có thể chỉ định tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch liên tục với liều đơn 100mg (2ml) cho đến khi tổng nhu cầu sắt dextran theo tính toán được đáp ứng đủ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiếu máu do suy thận mạn:

Bạn sẽ được tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 25-100mg (0,5-2ml), 1 lần một ngày.

Liều dùng sắt dextran cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng sắt dextran như thế nào?

Thuốc này thường được tiêm vào bắp mông hoặc tiêm truyền chậm vào tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ và chuyên viên y tế sẽ kiểm tra cẩn thận nếu các phản ứng dị ứng xảy ra. Bạn sẽ được tiêm sắt mỗi ngày một lần với liều thấp. Bác sĩ cũng có thể chỉ định liều cao bằng cách truyền tĩnh mạch trong vài giờ. Liều lượng và thời gian điều trị dựa vào độ tuổi, trọng lượng, điều kiện và khả năng dung nạp thuốc của bạn. Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra phản ứng của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ. 

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ gì khi dùng sắt dextran?

Trong một số tường hợp nghiêm trọng, đôi khi thuốc có thể gây tử vong, các phản ứng dị ứng nặng như mất ý thức, ngất xỉu, khó thở, phát ban, sưng hoặc co giật, hạ huyết áp.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng khác bao gồm:

  • Chóng mặt;
  • Buồn nôn hay nôn mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Sốt, ra mồ hôi hoặc ớn lạnh;
  • Đau nhức, đau, sưng, đỏ hoặc phản ứng khác ở chỗ tiêm;
  • Cơ hoặc khớp đau nhức;
  • Có vị kim loại trong miệng;
  • Đau đầu.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo:

Trước khi dùng sắt dextran bạn cần lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc sắt dextran hay các thuốc có chứa sắt khác;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như nhiễm trùng thận, viêm khớp dạng thấp, bệnh tim hoặc bệnh gan.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc sắt dextran trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Sắt dextran có thể tương tác với thuốc nào?

Sắt dextran có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Sắt dextran có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc sắt dextran?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh tim;
  • Bệnh gan;
  • Bệnh thận (hoặc nếu bạn đang  chạy thận nhân tạo);
  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Chảy máu hoặc rối loạn đông máu như bệnh ưa chảy máu;
  • Chảy máu dạ dày;
  • Hen suyễn hoặc dị ứng.
  • Bảo quản thuốc

    Bạn nên bảo quản sắt dextran như thế nào?

    Sắt dextran được bảo quản và xử lý bởi các chuyên viên y tế.

    Dạng bào chế

    Sắt dextran có những dạng và hàm lượng nào?

    Sắt dextran có dạng thuốc tiêm với hàm lượng 100mg/ml.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Anh Pham · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo