backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Carbidopa

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Tác dụng

Tác dụng của Carbidopa là gì?

Carbidopa dùng chung với Levodopa/ Carbidopa để chữa triệu chứng của bệnh Parkinson hoặc các biểu hiện giống bệnh Parkinson (ví dụ, run, đơ, cứng tay chân, khó cử động). Carbidopa chỉ hiệu quả khi dùng với Levodopa, bản thân thuốc không có tác dụng với triệu chứng Parkinson.

Bệnh Parkinson có nguyên nhân do hàm lượng thấp chất Dopamine, một chất chuyển hóa của Levodopa trong não giúp cơ thể hoạt động. Carbidopa giúp Levodopa không bị hấp thụ trong mạch máu ngoại biên và lên tới não để điều khiển cơ thể. Carbidopa cũng giảm các triệu chứng của Levodopa như buồn nôn và nôn mửa.

Bạn nên dùng Carbidopa như thế nào?

Uống thuốc trước hoặc sau khi ăn cùng với thuốc chứa Levodopa/ Carbidopa theo chỉ định của bác sĩ. Liều thuốc được chỉ định theo tình trạng sức khỏe và đáp ứng cơ thể với bệnh. Luôn dùng thuốc theo chỉ định.

Vì Carbidopa luôn dùng chung với Levodopa, người bệnh không nên ăn nhiều đạm. Dùng Levodopa/Carbidopa và các loại thuốc có chất sắt (ví dụ, vitamin và chất khoáng) cách một khoảng thời gian càng lâu càng tốt. Chất đạm và sắt sẽ giảm lượng levodopa hấp thụ vào cơ thể. Liên lạc bác sĩ hoặc dược sĩ để có thông tin chi tiết.

Để đạt được hiệu quả tối đa, bạn nên dùng thuốc đầy đủ và đều đặn. Nên uống thuốc vào cùng một thời gian mỗi ngày để dễ nhớ.

Một số trường hợp thuốc sẽ mất tác dụng (lờn/nhờn thuốc) cho tới khi uống liều tiếp theo. Trong thời gian này, các triệu chứng đơ, cứng tay chân sẽ quay trở lại. Nếu hiện tượng này xảy ra, liên lạc với bác sĩ để điều chỉnh toa thuốc phù hợp.

Không tự ý dừng sử dụng thuốc nếu không có ý kiến bác sĩ. Tình trạng bệnh sẽ nặng hơn nếu đột ngột dừng thuốc hoặc giảm liều lượng quá nhanh. Liều lượng thuốc phải được giảm đều.

Báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc nặng thêm.

Bạn nên bảo quản Carbidopa như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ hoc dược sĩ trước khi quyết đnh dùng thuc.

Liều dùng Carbidopa cho người lớn như thế nào?

Phải đo lượng Carbidopa và Carbidopa-Levodopa (hoặc Levodopa) cơ thể hấp thụ mỗi ngày chính xác để sử dụng thuốc. Tỉ lệ Carbidopa/ Levodopa thường là 1:10 sẽ có tác dụng tốt cho người bệnh, với liều lượng Carbidopa là 70 mg trở lên trong một ngày.

Lượng Carbidopa tối đa trong một ngày là 200 mg do chưa có nghiên cứu về sử dụng thuốc với liều lượng lớn. Người dùng thuốc Carbidopa – Levodopa nên theo dõi lượng Carbidopa có trong thuốc hấp thụ mỗi ngày.

Liều dùng Carbidopa cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Carbidopa có những dạng và hàm lượng nào?

Carbidopa có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén, uống: 25 mg

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Carbidopa?

Chỉ dùng riêng Carbidopa không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi bạn  dùng Carbidopa chung với Levodopa có thể gây ra tác dụng phụ như sau.

Dừng thuốc và liên hệ bác sĩ ngay khi có những tác dụng phụ nghiêm trọng gồm:

  • Các biểu hiện dị ứng cấp tính (phát ban, nổi mề đay, khó thở, tức ngực, sưng phù ở miệng, mặt, môi hoặc lưỡi);
  • Khó cử động một phần cơ thể;
  • Co giật;
  • Buồn nôn, nôn mửa kéo dài, tiêu chảy;
  • Nhịp tim không đều hoặc khó chịu trong ngực;
  • Thay đổi tâm trạng, tâm lý bất thường;
  • Trầm cảm hoặc có ý muốn tự tử.

Ngoài ra, nên liên lạc với bác sĩ nếu có tác dụng phụ nhẹ khác, nhưng vẫn tiếp tục dùng thuốc. Các tác dụng phụ thường thấy bao gồm:

  • Cảm giác buồn nôn nhẹ, nôn mửa hoặc ăn mất ngon;
  • Táo bón, khô miệng, hoặc mờ mắt;
  • Run tay;
  • Co giật cơ;
  • Chóng mặt hay nhức đầu;
  • Lãng trí, mất ngủ hoặc gặp ác mộng;
  • Hay lo lắng và kích động;
  • Nướ ctiểu và mồ hôi sẫm màu;
  • Mệt mỏi.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng Carbidopa bạn nên biết những gì?

Trước khi sử dụng Carbidopa, hãy báo với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn:

  • Bị dị ứng với Carbidopa hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Đang có thai hoặc cho con bú;
  • Đang sử dụng các loại thuốc hoặc thảo dược nào khác.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Carbidopa có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với Carbidopa bao gồm:

  • Thuốc chống rối loạn thần kinh (như chlorpromazine, haloperidol, thioridazine), thuốc cao huyết áp (như methyldopa, reserpin), tetrabenazine.
  • Dùng thuốc chống trầm cảm với thuốc này (cùng với số loại thuốc có chứa Levodopa) có thể gây ra nguy cơ tương tác thuốc nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Tránh dùng thuốc chống trầm cảm (isocarboxazid, linezolid, xanh methylen, moclobemide, phenelzine, procarbazin, tranylcypromin) trong khi điều trị với thuốc này. Không nên dùng các thuốc chống trầm cảm hai tuần trước khi điều trị với thuốc này. Tuy nhiên, các thuốc chống trầm cảm nhất định (rasagiline, selegilin) có thể được sử dụng nếu có sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ. Hãy hỏi bác sĩ của bạn khi bắt đầu hoặc ngừng dùng thuốc này.
  • Carbidopa (hoặc Levodopa) có thể ảnh hưởng với các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và gây ra kết quả xét nghiệm sai (bao gồm xét nghiệm nước tiểu/ glucose/ xét nghiệm xeton). Hãy chắc chắn rằng nhân viên phòng thí nghiệm và tất cả các bác sĩ của bạn biết bạn sử dụng loại thuốc này.

Thc ăn và rượu biatương tác ti Carbidopa không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Carbidopa?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Khẩn cấp/ Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo