backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Pycnogenol

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 27/03/2020

Pycnogenol

Tên thông thường: Condensed Tannins, Écorce de Pin, Écorce de Pin Maritime, Extrait d’Écorce de Pin, French Marine Pine Bark Extract, French Maritime Pine Bark Extract, Pinus maritima, Proanthocyanidines Oligomériques, Procyanidin Oligomers, Procyanodolic Oligomers, Pycnogénol, Pygenol, Tannins Condensés

Tên khoa học: Pycnogenol

Tìm hiểu chung

Pycnogenol dùng để làm gì?

Pycnogenol là một thành phần hoạt chất có nguồn gốc từ vỏ cây Pinus pinaster. Thuốc được sử dụng để điều trị các điều kiện sức khỏe sau đây:

  • Vấn đề tuần hoàn
  • Dị ứng
  • Suyễn
  • Tiếng chuông trong tai
  • Huyết áp cao
  • Đau nhức cơ bắp
  • Đau đớn
  • Viêm xương khớp
  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Endometriosis – một bệnh của hệ thống sinh sản phụ nữ
  • Triệu chứng mãn kinh
  • Giai đoạn kinh nguyệt
  • Rối loạn cương dương (ED)
  • Retinopathy – bệnh về mắt
  • Cholesterol cao
  • Rối loạn của tim và các mạch máu, bao gồm đột quỵ, bệnh tim và giãn tĩnh mạch

Pycnogenol cũng được sử dụng để làm chậm quá trình lão hóa, duy trì làn da khỏe mạnh, cải thiện độ bền khi chơi thể thao và cải thiện khả năng sinh sản của nam giới.

Pycnogenol có thể được sử dụng cho các mục đích khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của thuốc là gì?

Pycnogenol có chứa các chất có thể cải thiện lưu lượng máu. Pycnogenol cũng có thể kích thích hệ thống miễn dịch và có tác dụng chống oxy hóa.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của pycnogenol là gì?

Liều dùng thông thường của pycnogenol là gì?

Đối với dị ứng: liều khuyến cáo là 50mg, dùng 2 lần/ngày.

Đối với bệnh suyễn ở trẻ em: liều khuyến cáo là 1mg/kg trọng lượng cơ thể được chia thành hai lần mỗi ngày.

Đối với tuần hoàn kém: liều khuyến cáo là 45-360 mg mỗi ngày hoặc 50-100mg, 3 lần mỗi ngày.

Đối với bệnh võng mạc, kể cả những bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường: liều khuyến cáo là 50mg, 3 lần mỗi ngày.

Đối với huyết áp cao nhẹ: liều khuyến cáo là 200mg pycnogenol mỗi ngày.

Để nâng cao khả năng tập thể dục cho vận động viên: liều khuyến cáo là 200mg mỗi ngày.

Liều dùng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Pycnogenol có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của pycnogenol là gì?

Pycnogenol có các dạng bào chế:

  • Viên nang
  • Chiết xuất chất lỏng

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng pycnogenol?

Chóng mặt sau khi lấy máu xét nghiệm chức năng thận

Pycnogenol có thể gây chóng mặt, vấn đề ruột, nhức đầu và loét miệng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng pycnogenol, bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của pycnogenol hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn nên cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng pycnogenol với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của thuốc như thế nào?

Trẻ em: Pycnogenol có thể an toàn khi cho uống trong thời gian ngắn.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin việc sử dụng pycnogenol trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Phẫu thuật: Bạn ngừng dùng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Pycnogenol có thể tương tác với những gì?

thuốc vỉ

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng pycnogenol.

Những điều kiện sức khỏe hoặc thuốc có thể tương tác với pycnogenol như:

  • Thuốc trị bệnh tiểu đường: Dùng thuốc pycnogenol cùng với thuốc tiểu đường có thể gây lượng đường trong máu quá thấp. Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn. Liều thuốc tiểu đường của bạn có thể cần phải thay đổi. Một số thuốc dùng cho bệnh tiểu đường bao gồm glimepiride, glyburide, insulin, pioglitazone, rosiglitazone và các loại khác.
  • Các loại thuốc giảm hệ miễn dịch (Thuốc ức chế miễn dịch). Pycnogenol làm tăng hệ thống miễn dịch, do đó có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc làm giảm hệ miễn dịch. Một số loại thuốc giảm hệ miễn dịch bao gồm azathioprine, basiliximab, cyclosporine, daclizumab, muromonab-CD3, mycophenolate, tacrolimus, sirolimus, prednisone, corticosteroid và một số khác.
  • Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông/thuốc chống huyết khối). Pycnogenol có thể làm chậm máu đông. Dùng pycnogenol cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel, dalteparin, enoxaparin, heparin, ticlopidin, warfarin và các loại khác.
  • Các bệnh tự miễn dịch như xơ cứng đa tràng (MS), lupus (lupus ban đỏ hệ thống, SLE), viêm khớp dạng thấp hoặc các điều kiện sức khỏe khác. Pycnogenol có thể làm cho hệ thống miễn dịch trở nên hoạt động mạnh hơn. Điều này có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 27/03/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo