backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Xương rồng lê gai

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 08/12/2020

Xương rồng lê gai

Tên gốc: Xương rồng lê gai

Tên gọi khác: Cây lưỡi long

Tên khoa học: Họ Opuntia

Tên tiếng Anh: Prickly Pear Cactus

Tổng quan

Tìm hiểu chung

Xương rồng lê gai đang là loại thực phẩm được nhiều người quan tâm hiện nay. Các chuyên gia đều cho rằng đây là một “siêu thực phẩm’ giúp bạn khỏe đẹp từ trong ra ngoài.

Cây có xuất xừ Mexico, có thân lớn, hoa màu vàng tươi và quả tròn màu tím. Hiện nay, xương rồng lê gai ngày càng được ưu chuộng ở nhiều nơi như một món ăn lạ miệng, sành điệu và lành mạnh. Ở Mexico, Trung Quốc và các quốc gia châu Mỹ, các món ăn từ loại xương rồng này rất phổ biến và thường có mặt trong thực đơn thường ngày của mọi gia đình. Ở một số bang của Mỹ, xương rồng được xem là một loại thực phẩm kỳ lạ, rất bổ dưỡng và chỉ dành riêng cho những người sành ăn. Với người Tây Ban Nha, xương rồng lê gai là một loại thực phẩm rất giàu chất sắt, vitamin B và C.

Bộ phận dùng

Cây xương rồng có 3 bộ phận thường được dùng để làm thực phẩm và thuốc là lá, hoa và quả.

Tác dụng, công dụng

Công dụng của cây xương rồng lê gai

Xương rồng lê gai được sử dụng trong điều trị:

Thảo dược này có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cây xương rồng lê gai

Cây xương rồng có chứa chất xơ và pectin có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách giảm sự hấp thu đường trong dạ dày và ruột. Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng xương rồng lê gai cũng có thể làm giảm mức cholesterol và diệt virus trong cơ thể.

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Cách dùng, dạng dùng

Cách dùng xương rồng lê gai

Lá xương rồng

  • Khi mua lá xương rồng, bạn nên chọn những lá chắc và có màu xanh tươi. Những lá non thường mọng nước, có vị thanh và ít gai, trong khi các lá già thường có nhiều xơ và nhựa cây.
  • Sau khi mua về, bạn hãy đeo găng tay và dùng dao bào để loại bỏ gai. Hãy nhớ đừng tháo găng tay khi chưa rửa sạch hẳn vì lá xương rồng không chỉ có các gai lớn mà còn có các gai nhỏ li ti gây ngứa và rất khó loại bỏ ra khỏi da.
  • Rửa lá xương rồng dưới vòi nước mát, gọt những phần bị biến màu hoặc giập nát
  • Cắt lá xương rồng hoặc để nguyên cả lá tùy vào cách chế biến của bạn. Lau lưỡi dao sau mỗi lần cắt vì những chiếc gai nhỏ có thể dính vào dao.

Chế biến:

Bạn có thể luộc, nướng hoặc trộn xương rồng với các nguyên liệu khác để chế biến thành các món ăn ngon miệng, độc đáo và lành mạnh:

  • Với phương pháp luộc: Bạn phải chắt nước, luộc đi luộc lại 1 – 2 lần tùy vào độ đặc của nhựa cây. Bạn có thể luộc lá xương rồng với đồng xu bằng đồng để làm loãng nhựa cây. Sau khi luộc, lá xương rồng sẽ được rửa với nước lạnh và đem đi chế biến với các nguyên liệu khác.
  • Với phương pháp nướng: Bạn cần rắc nhiều muối, tiêu và các gia vị khác bên ngoài lá. Lá xương rồng mềm và chuyển sang màu nâu là ăn được.

Lá xương rồng đã chế biến có hương vị giống như đậu xanh và kết cấu tương tự như đậu bắp. Nếu muốn bảo quản lá xương rồng trong tủ lạnh, bạn cần đảm bảo lá còn tươi và không bị nhăn. Gói kín trong màng bọc thực phẩm và bạn có thể bảo quản được 2 tuần.

Quả xương rồng

  • Vỏ quả xương rồng thường có màu cam đỏ hoặc màu tím. Những quả có phần thịt bên trong màu tím đậm thường được cho là ngọt nhất. Quả mua ở cửa hàng thường không có gai và bạn vẫn có thể cầm được bằng tay không.
  • Sau khi mua, cho vào rổ mỗi lần 5 – 6 quả và rửa sạch dưới vòi nước lạnh. Đảo quanh rổ 3 – 4 phút. Như vậy, bạn có thể loại bỏ lớp lông màu vàng trên quả.
  • Khi đã loại bỏ được lớp lông trên vỏ quả, bạn hãy cắt bỏ lớp vỏ dày tại 2 đầu, cắt đôi quả theo chiều dọc, sau đó lách mũi dao nạy lớp vỏ lên và bóc ra.

Chế biến quả xương rồng:

  • Trái xương rồng có thể dùng làm mứt, thạch, kem… Hương vị của quả xương rồng lê gai gần giống với quả kiwi nhưng không chua bằng.
  • Bạn có thể ăn cả hạt hoặc bỏ hạt.

Một số bài thuốc trị bệnh từ cây xương rồng lê gai

xương rồng lê gai

1. Cách chữa đau lưng bằng cây xương rồng lê gai: Theo nhiều bài thuốc dân gian, ăn xương rồng luộc có thể giúp điều trị đau lưng.

2. Chữa sốt: Uống từng phần nhỏ nước ép quả xương rồng lê gai pha với mật ong có thể giúp làm loãng đờm và khạc ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, vì có tính mát, giải nhiệt nên thân cây này có thể chữa sốt.

3. Chữa đau răng: Hái cành xương rồng rồi cạo bỏ gai, đem nướng cho chín mềm, sau đó đem đi giã nát, nhặt bỏ xơ và thêm ít muối. Ngậm chặt hỗn hợp này ở chỗ vùng răng bị đau, đến khi chảy nước miếng thì nhổ ra. Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày, sau mỗi lần ngậm bạn nhớ súc miệng, tránh nuốt vào vì có thể gây tiêu chảy.

4. Chữa mụn nhọt: Lấy cành xương rồng bổ làm đôi, hơ trên lửa nóng, vừa hơ bạn vừa áp vùng mặt bị mụn, độc sẽ tự tiêu. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy một đoạn xương rồng rồi cạo sạch gai, giã nát với lá ớt và lá mồng tơi, sau đó đắp vào vùng bị mụn để điều trị.

5. Giúp hạ đường huyết: Dùng 500g lá xương rồng lê gai nấu với nước sôi, sau đó lấy nước uống. Uống từ 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi đường huyết ổn định.

Liều dùng

Dạng dùng của cây xương rồng lê gai là gì

Xương rồng lê gai có ở dạng bào chế:

  • Bột
  • Chiết xuất chất lỏng
  • Thực phẩm bổ sung (viên nang, thức uống)
  • Liều dùng thông thường của xương rồng lê gai là gì?

    Đối với bệnh đái tháo đường: Bạn dùng 100 – 500g thân cây xương rồng hàng ngày. Liều lượng thường được chia thành ba liều bằng nhau.

    Đối với chứng nghiện rượu: Bạn dùng 1.600 IU chất chiết xuất từ cây xương rồng, uống 5 giờ trước khi uống rượu.

    Liều dùng của thảo dược có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Thảo dược này có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Tác dụng phụ

    Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng xương rồng lê gai?

    hat-guaranagima-tieu-chay

    Cây xương rồng lê gai có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

    Thận trọng

    Trước khi dùng xương rồng lê gai bạn nên biết những gì?

    Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây xương rồng lê gai, các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
  • Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng thảo dược này với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng.

    Mức độ an toàn của xương rồng lê gai như thế nào?

    Cây xương rồng thường an toàn khi được dùng làm thực phẩm. Lá, thân, hoa, trái và các chiết xuất tiêu chuẩn của cây có thể an toàn khi dùng với liều lượng thích hợp trong một khoảng thời gian ngắn.

    Cảnh báo đặc biệt

    Bạn nên cẩn thận khi dùng xương rồng lê gai cho các đối tượng:

    • Mang thai và cho con bú: Hiện vẫn chưa có đủ thông tin về việc sử dụng xương rồng trong thời gian mang thai và cho con. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.
    • Bệnh đái tháo đường: thảo dược này có thể làm hạ đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường. Theo dõi các dấu hiệu của hạ đường huyết cẩn thận nếu mắc bệnh đái tháo đường và sử dụng xương rồng.
    • Phẫu thuật: Cây xương rồng có thể ảnh hưởng đến đường huyết, làm cho việc kiểm soát đường huyết khó khăn trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng thảo dược này ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

    Tương tác

    Xương rồng lê gai có thể tương tác với những gì?

    thuốc trị đau gót chân

    Xương rồng lê gai có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo mộc này.

    Một số thuốc như thuốc trị đái tháo đường (glimepiride, insulin, pioglitazone, rosiglitazone, glipizide, tolbutamide và các loại khác), chlorpropamide, glyburide, metformin… được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu ở người bị đái tháo đường. Cây xương rồng lê gai cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, dùng cây xương rồng lê gai cùng với các thuốc này có thể làm cho lượng đường trong máu giảm quá thấp. Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều của thuốc.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 08/12/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo