backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Tỏi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thu Nga · Ngày cập nhật: 08/04/2022

Tỏi

Tên thường gọi: Tỏi

Tên khoa học: Allium sativum

Tác dụng

Tác dụng của tỏi là gì?

Tỏi là loại thảo dược dùng để hỗ trợ điều trị trong các bệnh liên quan đến tim và hệ tuần hoàn như:

  • Tăng huyết áp, hạ huyết áp
  • Tăng cholesterol, thừa cholesterol
  • Bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, giảm lưu lượng máu do hẹp động mạch và xơ vữa động mạch.
  • Hơn nữa, tỏi còn có tác dụng ngăn ngừa nhiều loại ung thư như:

    • Ung thư ruột kết
    • Ung thư trực tràng
    • Ung thư dạ dày
    • Ung thư vú
    • Ung thư tuyến tiền liệt
    • Đau tủy xương và ung thư phổi
    • Ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang.

    tác dụng của tỏi

    Ngoài ra, tỏi cũng được sử dụng để ngăn ngừa cảm lạnh thông thường, điều trị và ngăn ngừa nhiễm khuẩn và nấm.

    Tỏi có thể được sử dụng cho những mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn này, bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

    Cơ chế hoạt động của tỏi như thế nào?

    Tỏi chứa hoạt chất allicin, tạo ra mùi tỏi. Bạn có thể dùng một số sản phẩm không có mùi tỏi nhưng có nhiều khả năng thuốc sẽ kém tác dụng hơn.

    Hiện nay, chưa có đầy đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động của các sản phẩm thảo dược. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

    Liều dùng

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

    Liều dùng tỏi cho người lớn như thế nào?

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh:

    Bạn có thể dùng tỏi bằng cách uống hoặc dùng ngoài da.

    Nếu dùng bằng cách uống, bạn nên tuân thủ liều lượng sau:

    • Đối với bệnh xơ vữa động mạch, bạn nên dùng viên nén tỏi 300 mg một hoặc ba lần mỗi ngày trong vòng 4 năm. Bạn cũng có thề dùng 250 mg chiết xuất tỏi hàng ngày trong 12 tháng hoặc sản phẩm kết hợp chứa chiết xuất tỏi 300 mg: uống bốn lần mỗi ngày trong một năm;
    • Đối với bệnh ung thư ruột kết và ung thư trực tràng, bạn dùng viên nang chứa 2,4 ml chiết xuất tỏi hàng ngày trong 12 tháng;
    • Đối với bệnh tăng huyết áp, bạn có thể dùng viên nén từ 300 mg đến 1500 mg chia thành nhiều liều thuốc uống mỗi ngày trong 24 tuần hoặc dùng viên nang chứa 960mg đến 7,2 g chiết xuất tỏi hàng ngày và chia thành 3 liều cho đến 6 tháng;
    • Đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bạn nên dùng chiết xuất tỏi hòa tan trong nước 1 mg/kg hàng ngày trong vòng một tháng.

    Nếu bị bệnh nhiễm nấm da, bạn nên dùng thuốc kem, gel có thành phần tỏi ajoene là 0,4%, 0,6%, hoặc 1% bôi ngoài da hai lần mỗi ngày trong một tuần.

    Liều dùng của loại thảo dược này có thể khác nhau tùy theo mỗi bệnh nhân. Liều dùng thảo dược phụ thuộc vào: tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số yếu tố khác. Việc sử dụng các loại thảo dược không phải lúc nào cũng an toàn. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng thảo dược thích hợp dành cho mình.

    Bạn nên dùng tỏi như thế nào?

    Bạn có thể dùng thảo dược tỏi để bôi ngoài da hoặc uống thuốc.

    Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Tác dụng phụ

    Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng tỏi?

    những lưu ý khi dùng tỏi

    Khi dùng tỏi, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ của tỏi sau đây:

    • Hôi miệng, cơ thể có mùi và tiêu chảy
    • Nóng rát miệng, thực quản và dạ dày
    • Buồn nôn, nôn mửa, ra mồ hôi
    • Chảy máu
    • Hen suyễn, phản ứng dị ứng
    • Tổn thương da, kích ứng da trầm trọng.

    Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Thận trọng/Cảnh báo

    Trước khi dùng tỏi, bạn nên lưu ý những gì?

    Trước khi dùng tỏi, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

    • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú;
    • Bạn đang dùng bất cứ thuốc nào khác, kể cả thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa;
    • Bạn bị dị ứng với tỏi, tá dược trong thuốc tỏi. Danh sách các thành phần của thuốc được in trên nhãn thuốc;
    • Bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật nào khác.

    Bạn nên cân nhắc việc dùng thuốc, tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang mắc những bệnh như:

    • Rối loạn máu: tỏi, đặc biệt là tỏi tươi, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu;
    • Các vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa: tỏi có thể gây kích ứng đường tiêu hóa;
    • Hạ huyết áp: tỏi có thể gây hạ huyết áp. Về lý thuyết, dùng tỏi có thể làm hạ huyết áp quá mức đối với những người mắc tình trạng hạ huyết áp.

    Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

    Tỏi có thể chảy máu kéo dài và gây trở ngại trong việc kiểm soát huyết áp. Bạn nên ngừng sử dụng tỏi ít nhất hai tuần trước lịch phẫu thuật.

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thảo dược, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thảo dược được xác định cao hơn nguy cơ.

    Tương tác thuốc

    Tỏi có thể tương tác với thuốc nào?

    Tỏi có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    Mặc dù một số loại thuốc không nên được sử dụng với nhau, nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng hai loại thuốc cùng nhau ngay cả khi xảy ra tương tác. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng hoặc biện pháp phòng ngừa khác nếu cần thiết. Bác sĩ cần biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào được liệt kê dưới đây. Những tương tác thuốc sau được lựa chọn dựa trên mức độ thường gặp và không bao gồm tất cả.

    Những thuốc có thể tương tác với tỏi bao gồm:

    • Isoniazid (Nydrazid®, INH®);
    • Các loại thuốc trị HIV/AIDS (thuốc ức chế men sao chép ngược ngược không nucleoside – NNRTI) như nevirapine (Viramune®), delavirdine (Rescriptor®) và efavirenz (Sustiva®);
    • Saquinavir (Fortovase®, Invirase®);
    • Thuốc tránh thai như ethinyl estradiol và levonorgestrel (Triphasil®), ethinyl estradiol và norethindrone;
    • Cyclosporine (Neoral®, Sandimmune®);
    • Các loại thuốc chuyển hóa bởi gan.
    • Các thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông/thuốc kháng tiểu cầu) như aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®…), ibuprofen (Advil®, Motrin®);
    • Warfarin (Coumadin®).

    Tỏi có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

    Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến tỏi?

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

    Dạng bào chế

    Tỏi có những dạng và hàm lượng nào?

    các dạng bào chế của tỏi

    Tỏi có những dạng và hàm lượng sau:

    • Viên nén
    • Dạng bột
    • Viên nang
    • Chiết xuất tỏi
    • Gel tỏi
    • Kem tỏi.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Thu Nga · Ngày cập nhật: 08/04/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo