backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Rhodiola Rosea

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Rhodiola Rosea

Tên thông thường: Arctic Root, Extrait de Rhodiole, Golden Root, Hongjingtian, King’s Crown, Lignum Rhodium, Orpin Rose, Racine d’Or, Racine Dorée, Racine de Rhadiola, Rhodiola rosea, Rhodiole, Rhodiole Rougeâtre, Rodia Riza, Rose Root, Rose Root Extract, Rosenroot, Roseroot, Rosewort, Sedum rhodiola, Sedum rosea, Siberian Golden Root, Siberian Rhodiola Rosea, Snowdown Rose.

Tên khoa học: Rhodiola Rosea

Tìm hiểu chung

Rhodiola Rosea dùng để làm gì?

Rhodiola, hay rhodiola rosea, là một loại cây dùng để chữa bệnh.

Rhodiola được sử dụng để điều trị:

  • Tăng năng lượng, sức chịu đựng, sức mạnh tinh thần
  • Giúp cơ thể thích nghi và chống lại các áp lực về thể chất, hóa học và môi trường
  • Cải thiện hoạt động thể thao, rút ngắn thời gian hồi phục sau khi luyện tập lâu, cải thiện chức năng tình dục
  • Trầm cảm
  • Các rối loạn về tim như nhịp tim không đều và cholesterol cao
  • Điều trị ung thư, bệnh lao và bệnh tiểu đường
  • Phòng ngừa cảm lạnh, cúm, lão hóa và tổn thương gan
  • Cải thiện thính giác
  • Tăng cường hệ thần kinh
  • Tăng cường miễn dịch.

Rhodiola Rosea có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của Rhodiola Rosea là gì?

Các chiết xuất rhodiola có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hỏng, điều chỉnh nhịp tim và có tiềm năng cải thiện việc học tập và trí nhớ. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của Rhodiola Rosea là gì?

Liều dùng của Rhodiola Rosea có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Rhodiola Rosea có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của Rhodiola Rosea là gì?

Rhodiola Rosea có ở dạng bào chế:

  • Thực phẩm bổ sung dạng viên nang
  • Chiết xuất lỏng

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Rhodiola Rosea?

Tác dụng phụ thường gặp và nhẹ của rhodiola rosea:

  • Có thể bao gồm dị ứng, khó chịu, mất ngủ, tăng huyết áp và đau ngực
  • Các phản ứng phụ thường gặp nhất là kích động, mất ngủ, lo lắng và nhức đầu thường xuyên
  • Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

    Thận trọng

    Trước khi dùng Rhodiola Rosea bạn nên biết những gì?

    Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

    • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
    • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
    • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây Rhodiola Rosea hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
    • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
    • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

    Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng Rhodiola Rosea nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

    Mức độ an toàn của Rhodiola Rosea như thế nào?

    Rhodiola Rosea an toàn khi uống trong khoảng thời gian ngắn từ 6-10 tuần.

    Mang thai và cho con bú

    Không có đủ thông tin việc sử dụng Rhodiola Rosea trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

    Tương tác

    Rhodiola Rosea có thể tương tác với những gì?

    Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng Rhodiola Rosea.

    Rhodiola rosea có thể:

    • Thêm vào tác dụng kích thích của caffeine
    • Tăng cường chống lo âu, kháng sinh, thuốc chống trầm cảm
    • Ảnh hưởng đến tập hợp tiểu cầu ở liều cao hơn
    • Xen kẽ với thuốc tránh thai
    • Can thiệp vào thuốc tiểu đường hoặc tuyến giáp

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo