backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Nam việt quất

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Nam việt quất

Tìm hiểu chung

Nam việt quất dùng để làm gì?

Nam việt quất thường được dùng để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước nam việt quất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng không có tác dụng chữa bệnh này.

Nam việt quất có thể dùng cho bệnh bàng quang, cũng như để khử mùi nước tiểu ở những người không kiểm soát được việc tiểu tiện. Một số người sử dụng nam việt quất để tăng lưu lượng nước tiểu, diệt vi trùng, làm lành da và giúp giảm sốt.

Nam việt quất có thể dùng cho bệnh tiểu đường tuýp 2, hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS), bệnh còi, viêm màng phổi và ung thư.

Cơ chế hoạt động của nam việt quất là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy nam việt quất có chứa một lượng axit salicylic đáng kể, đó cũng là một thành phần quan trọng trong aspirin.

Uống nước ép nam việt quất thường xuyên có thể làm tăng lượng axit salicylic trong cơ thể. Axit salicylic có thể làm giảm vết sưng, ngăn ngừa đông máu và có thể chống khối u.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của nam việt quất là gì?

Bạn có thể dùng 9-15 viên thuốc nang (khoảng 400-500 mg/viên) mỗi ngày. Hoặc uống từ 1-2 ly nước ép mỗi ngày.

Liều dùng của nam việt quất có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nam việt quất có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của nam việt quất là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Thuốc nang;
  • Quả tươi;
  • Nước ép.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng nam việt quất?

Nam việt quất có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Tiêu chảy khi dùng liều lượng lớn;
  • Phản ứng mẫn cảm.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng nam việt quất bạn nên biết những gì?

Lưu trữ thuốc tránh nơi ẩm ướt và ánh sáng.

Nam việt quất có thể ngăn ngừa bệnh đường tiết niệu, nhưng không thể chữa bệnh.

Khi dùng thuốc từ nam việt quất, bạn nên theo dõi tình trạng tiết niệu: tần số tiểu tiện, đau hoặc khó đi tiểu tiện. Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên điều trị với kháng sinh.

Những quy định cho nam việt quất ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng nam việt quất nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của nam việt quất như thế nào?

Không sử dụng nam việt quất cho người bệnh thiểu niệu, vô niệu hoặc quá mẫn cảm với vị thuốc này.

Không sử dụng nam việt quất thay cho thuốc kháng sinh nếu bạn có bệnh về đường tiết niệu.

Tránh dùng các sản phẩm nước uống có nam việt quất hoặc uống quá nhiều nước nam việt quất nếu bạn có tiền sử với bệnh sỏi thận.

Nam việt quất có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng nam việt quất.

Nam việt quất khi dùng chung với warfarin có thể làm tăng cơ chảy máu và ảnh hưởng đến cân bằng thành phần của máu.

Nước ép nam việt quất có thể tăng lượng vitamin B12 cơ thể hấp thụ và làm giảm độ pH của nước tiểu.

Tham khảo 9 lợi ích đáng kinh ngạc của quả việt quất để tìm hiểu thêm thông tin về loại trái cây bổ dưỡng này bạn nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo