backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hoa chuông

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Hoa chuông

Tác dụng

Hoa chuông dùng để làm gì?

Cây hoa chuông được dùng làm trà giúp cho bệnh loét dạ dày, giúp chữa kinh nguyệt nặng, tiêu chảy, nước tiểu có máu, ho dai dẳng, viêm màng phổi, viêm phế quản, ung thư và đau thắt ngực. Cây thuốc cũng được dùng làm nước súc miệng giúp chống viêm nướu và viêm họng.

Cây hoa chuông được bôi lên da giúp trị vết loét, vết thương, viêm khớp, bầm tím, viêm khớp dạng thấp, viêm tĩnh mạch, bệnh gút và gãy xương.

Vì cây hoa chuông có khả năng gây độc cho độc gan, bạn không nên dùng thuốc qua đường miệng.

Cơ chế hoạt động của hoa chuông là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy một hóa chất trong cây hoa chuông allantoin có khả năng kích thích sự phân chia tế bào và làm lành vết thương.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của hoa chuông là gì?

Các nhà khoa học không khuyến khích sử dụng cây hoa chuông qua đường miệng. Các alkaloid có trong hoa chuông rất dễ hấp thu và được thải ra trong nước tiểu, không nên dùng quá 100 mcg/ngày.

Liều dùng của cây hoa chuông có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây hoa chuông có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của hoa chuông là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Thuốc nang;
  • Chiết xuất;
  • Dầu;
  • Trà.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng hoa chuông?

Cây hoa chuông có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, nhiễm độc gan và bệnh về gan.

Các tác dụng phụ sẽ dễ gặp hơn khi uống thuốc hoa chuông:

  • U bàng quang;
  • Phản ứng mẫn cảm.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng hoa chuông bạn nên biết những gì?

Lưu trữ cây hoa chuông ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm.

Không sử dụng cây hoa chuông liên tục trong hơn 6 tuần trong 1 năm để tránh tích tụ độc tính.

Không sử dụng thuốc lên vùng da có vết thương.

Bạn chỉ sử dụng thuốc từ cây hoa chuông ngoài da, uống thuốc có thể gây nhiễm độc gan và tử vong.

Những quy định cho cây hoa chuông ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây hoa chuông nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của hoa chuông như thế nào?

Không dùng cây hoa chuông cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, và những người nhạy cảm với vị thuốc này.

Hoa chuông có thể tương tác với những gì?

Cây hoa chuông có thể tương tác với các loại thuốc và thảo dược khác gây hại cho gan.

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây hoa chuông.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo