Tên thông thường: tinh dầu hoa anh thảo
Tên tiếng anh: Evening primrose oil
Tên khoa học: Oenothera biennis L. Onagraceae
Lợi ích của dầu hoa anh thảo
Dầu hoa anh thảo có rất nhiều lợi ích, không chỉ giúp chữa các bệnh về da mà còn tốt cho phụ nữ, tăng cường sức khỏe tinh thần và hỗ trợ nhiều loại bệnh khác nhau. Dưới đây là những tác dụng của dầu hoa anh thảo:
- Nghiện rượu
- Tăng cholesterol, bệnh tim
- Bệnh Raynaud, đa xơ cứng
- Hội chứng Sjogren, ung thư
- Đau chân do tắc nghẽn mạch máu
- Bệnh Alzheimer, tâm thần phân liệt
- Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp
- Rối loạn vận động ở trẻ em như chứng khó tiêu
- Thường được dùng cho các bệnh lý trên da như chàm, vẩy nến, mụn trứng cá.
Một số người còn sử dụng tinh dầu hoa anh thảo để giúp điều trị những bệnh dưới đây:
- Ho gà
- Béo phì
- Hen suyễn
- Viêm da thần kinh
- Hội chứng suy nhược mạn tính
- Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
- Tổn thương thần kinh nghiêm trọng do tiểu đường
- Rối loạn tiêu hóa như viêm loét kết tràng, hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày.
Phụ nữ có thể dùng tinh dầu này trong thời kỳ mang thai để ngừa tăng huyết áp, ngừa sinh trễ, tăng khả năng chuyển dạ, hội chứng tiền mãn kinh, đau vú, viêm nội mạc tử cung, triệu chứng mãn kinh như nóng bừng.
Tinh dầu hoa anh thảo có chứa axit béo, có tác dụng bổ sung axit béo ở phụ nữ bị đau vú. Những axit béo này có tác dụng kháng viêm trong viêm khớp và chàm.
Một số tác dụng khác của thảo dược không được liệt kê trên nhãn đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng.
Mặc dù hoa anh thảo có những tác dụng kể trên nhưng bạn cũng chỉ nên sử dụng thảo dược này để điều trị một số bệnh lý khi có chỉ định từ bác sĩ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Liều dùng của dầu hoa anh thảo
Liều dùng dầu hoa anh thảo cho người lớn
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh:
Đối với mỗi loại tình trạng khác nhau, bạn nên dùng thảo dược với các liều lượng khác nhau, bao gồm:
• Ngộ độc rượu: Bạn uống 6 viên nang 500 mg mỗi ngày trong 1 tuần.
• Viêm phế quản: Bạn uống 1 viên Bronchipret® TP FCT 3 lần mỗi ngày trong 11 ngày hoặc bạn phối hợp 2 thuốc Bronchicum® Elixir S và Bronchcium® Tropfen, với liều mỗi lần 5 ml dung dịch, 6 lần mỗi ngày hoặc mỗi lần 1 ml thuốc nhỏ giọt, 5 lần mỗi ngày trong 7 đến 9 ngày.
• Đau vú (phụ nữ): Bạn uống mỗi lần 1 đến 3g hoặc 2,4 ml, 1 đến 3 lần mỗi ngày trong 6 tháng.
• Phụ nữ vừa mới sinh: Bạn uống mỗi lần 1 viên, 3 lần mỗi ngày trong 1 tuần.
• Tiểu đường: Bạn uống 2 viên nang Efamol® mỗi ngày trong 4 tháng, sau đó tăng liều lên 4 viên nang mỗi ngày trong 8 tháng.
• Đau thần kinh do tiểu đường: Bạn uống 360 đến 480 mg GLA mỗi ngày trong 12 tháng.
• Khô mắt: Bạn uống 6 viên nang mỗi ngày trong 6 tháng.
• Bệnh chàm: Bạn uống mỗi lần 1 đến 4 viên nang (mỗi viên chứa 360 mg axit linoleic và 40 đến 45 mg GLA), 2 lần mỗi ngày trong 12 tuần. Ngoài ra, bạn uống thêm 4 đến 12 viên nang (mỗi viên chứa 500 mg dầu hoa anh thảo) chia 2 liều, uống trong 5 tháng. Bạn cũng có thể chọn uống tinh dầu này với liều 0,5g/kg trong 3 đến 16 tuần. Nếu là dùng thảo dược thoa lên da, bạn có thể thoa dầu hoa anh thảo 20% lên da 2 lần mỗi ngày trong 4 tháng và thoa lên cánh tay trong 2 tuần.
• Tăng cholesterol: Bạn uống mỗi lần 4 viên nang, 3 lần mỗi ngày trong 16 tuần. Ngoài ra, bạn uống thêm mỗi lần 1,5 đến 2 g tinh dầu, 2 lần mỗi ngày trong 1 đến 3 tháng.
• Bệnh gan: Bạn uống mỗi lần 2g Efamol®, 2 lần mỗi ngày trong 12 tuần.
• Hội chứng tiền mãn kinh: Bạn uống mỗi lần 500 đến 6.000 mg chiết xuất hoa anh thảo hoặc 6 đến 12 viên nang, 1 đến 4 lần mỗi ngày trong 10 tháng.
• Bệnh lupus: Bạn uống 5g tinh dầu hoa anh thảo mỗi ngày.
• Viêm khớp dạng thấp: Bạn uống 540 đến 6.000 mg và 20 đến 30 ml dầu hoa anh thảo mỗi ngày trong 3 đến 12 tháng.
• Tâm thần phân liệt: Bạn uống 6 đến 8g tinh dầu hoa anh thảo mỗi ngày chia thành nhiều liều. Bạn uống 8 viên nang Efamol® mỗi ngày trong 2 đến 4 tháng.
Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe tim mạch, bạn nên uống 10 đến 30 ml tinh dầu hoa anh thảo mỗi ngày trong 4 tháng, kèm 3g linoleic – GLA mỗi ngày trong 2 tháng.
Liều dùng dầu hoa anh thảo cho trẻ em
Liều thông thường cho trẻ em bị bệnh:
Nếu trẻ bị chàm, bạn nên cho con uống 1 đến 12 viên nang mỗi ngày trong 1 liều đơn hoặc chia nhiều liều, uống trong 5 tháng, tối đa 0,5g/kg mỗi ngày.
Nếu trẻ bị tiểu đường, bạn nên cho con uống 2 đến 4 viên nang Efamol® mỗi ngày trong 4 đến 8 tháng.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thảo dược.
Cách dùng tinh dầu hoa anh thảo
Bạn nên sử dụng thảo dược theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thảo dược chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thảo dược với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thảo dược, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Tác dụng phụ của dầu hoa anh thảo
Dầu hoa anh thảo có thể gây một số tác dụng phụ, bao gồm:
- Tím tái
- Co giật
- Yếu cơ
- Mê sảng
- Đau bụng
- Nghẹt thở
- Chóng mặt
- Buồn nôn, nôn ói
- Co thắt phế quản
- Vấn đề về hô hấp
- Thở nhanh kèm suy hô hấp nặng
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo khi dùng tinh dầu hoa anh thảo
Lưu ý khi dùng dầu hoa anh thảo
Trước khi dùng tinh dầu hoa anh thảo, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Đang mang thai hoặc cho con bú.
- Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thảo dược
- Bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc thú cưng
Ai cần cẩn trọng khi dùng tinh dầu hoa anh thảo?
Nếu đang mang thai, cho con bú và phẫu thuật, bạn cần cẩn trọng khi dùng tinh dầu. Tuy nhiên, vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.
Nếu bị rối loạn xuất huyết, động kinh hoặc co giật, tâm thần phân liệt thì bạn cũng không nên sử dụng dầu hoa anh thảo.
Trước khi dùng thảo dược, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thảo dược được xác định cao hơn nguy cơ.
Tương tác xảy ra khi dùng tinh dầu hoa anh thảo
Tinh dầu hoa anh thảo tương tác thuốc nào?
Thảo dược này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thảo dược, bạn không tự ý dùng thảo dược, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thảo dược mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Một số thuốc có thể tương tác với tinh dầu hoa anh thảo khi dùng chung bao gồm:
- Phenothiazines
- Những loại thuốc được dùng trong phẫu thuật
- Thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu như clopidogrel, aspirin, warfarin
Dầu hoa anh thảo có thể tương tác với thực phẩm nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thảo dược nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thảo dược cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thảo dược. Bạn cần thận trọng khi dùng thảo dược này với các thực phẩm.
Cách bảo quản tinh dầu hoa anh thảo
Bạn nên bảo quản dầu hoa anh thảo ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản tinh dầu trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Mỗi loại thảo dược có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ dầu hoa anh thảo tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Dạng bào chế của tinh dầu hoa anh thảo
Tinh dầu hoa anh thảo có những dạng bào chế sau:
- Viên nén;
- Viên nang.
Tinh dầu hoa anh thảo thường được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng với dạng viên nang chứa 100mg cung cấp axit gamma-linolenic (GLA).
Tinh dầu hoa anh thảo có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần biết cách sử dụng thảo dược với đúng liều lượng và dùng đúng theo chỉ định từ bác sĩ. Để đảm bảo bản thân tránh khỏi những tác phụ của thuốc, bạn cũng nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng cũng như cho bác sĩ biết những bệnh lý mà mình mắc phải (nếu có) nhé.
[embed-health-tool-bmi]