backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Coenzyme Q10

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 23/06/2020

Coenzyme Q10

Tìm hiểu chung

Coenzyme Q10 dùng để làm gì?

Coenzyme Q10 là một chất tượng tự như vitamin có trong cơ thể, đặc biệt là ở tim, gan, thận và tuyến tụy. Chất này có trong các loại thịt và hải sản hoặc có thể được điều chế trong phòng thí nghiệm.

Coenzyme Q10 là một chất chống oxy hóa. Chất này cần thiết cho các hoạt động, chức năng cơ bản của tế bào. Mức coenzyme Q10 trong cơ thể người giảm dần theo tuổi thọ và có thể thấp hơn ở những người bị ung thư, rối loạn di truyền, bệnh tiểu đường, bệnh tim, HIV/AIDS, chứng loạn cơ bắp và bệnh Parkinson. Một số loại thuốc theo toa mà bạn sử dụng cũng có thể làm giảm nồng độ coenzyme Q10 trong cơ thể.

[mc4wp_form id=’290304″]

Cơ chế hoạt động của coenzyme Q10 là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy chất này có vai trò trong việc sản xuất ATP, một phân tử trong tế bào có chức năng cung cấp và chuyển giao năng lượng trong cơ thể. Nghiên cứu cho rằng idebenone, một hợp chất nhân tạo tương tự như Q-10, có thể giúp điều trị bệnh Alzheimer.

hình vẽ não bộ

Liều dùng

Liều dùng thông thường là gì?

Để giảm triệu chứng của bệnh ung thư vú, bệnh tim mạch, tiểu đường, bạn có thể dùng 300 mg/ngày.

Để chữa các bệnh khác, liều lượng ở 30 – 200 mg/ngày được cho là an toàn.

Liều dùng của coenzyme có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Chất này có thể không an toàn. Hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của coenzyme Q10 là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Thuốc viên nén
  • Thuốc viên nang.

thuốc viên nén và viên nang

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng coenzyme Q10?

Chất này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Thuốc có thể gây phát ban dị ứng ở một số người và làm giảm huyết áp.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng sản phẩm, bạn nên biết những gì?

Lưu trữ sản phẩm ở thoáng mát, khô ráo và tránh ánh sáng.

Bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên khi dùng chất này nếu bạn có huyết áp rất thấp.

Bạn nên chia nhỏ liều thuốc hàng ngày làm hai hoặc ba lần một ngày thay vì dùng một lượng thuốc lớn để giảm nguy cơ tác dụng phụ.

Bạn nên ngưng dùng sản phẩm ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.

Những quy định cho coenzyme Q10 ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng coenzyme nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của coenzyme Q10 như thế nào?

Các người bệnh đang được hóa trị nên sử dụng coenzyme Q10 một cách thận trọng.

Thuốc có thể làm giảm huyết áp và do đó tăng tác dụng của thuốc dùng để hạ huyết áp.

Hút thuốc lá sẽ làm giảm lượng Coenzyme Q10 có trong cơ thể.

Hút thuốc lá

Coenzyme Q10 có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng coenzyme Q10.

Coenzyme Q10 có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng cùng với các thuốc như aspirin, thuốc chống đông như warfarin (Coumadin).

Bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc chữa bệnh đường huyết và huyết áp khi dùng chung với coenzyme Q10.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 23/06/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo