backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Cà độc dược

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Cà độc dược

Tên thông thường: Atropa belladonna, Atropa acuminata, Baccifère, Belladona, Belladone, Belle-Dame, Belle-Galante, Bouton Noir, Cerise du Diable, Cerise Enragée, Cerise d’Espagne, Deadly Nightshade, Devil’s Cherries, Devil’s Herb, Divale, Dwale, Dwayberry, Grande Morelle, Great Morel, Guigne de la Côte, Herbe à la Mort, Herbe du Diable, Indian Belladonna, Morelle Furieuse, Naughty Man’s Cherries, Poison Black Cherries, Suchi.

Tên khoa học: Atropa belladonna

Tìm hiểu chung

Cà độc dược dùng để làm gì?

Cà độc dược là một loại cây trồng, lá và rễ được sử dụng làm thuốc.

Mặc dù không an toàn, nhưng cà độc dược được sử dụng như thuốc an thần, để ngăn ngừa co thắt phế quản trong bệnh suyễn, ho gà và như một phương thuốc chữa cảm lạnh và sốt cao. Cà độc dược cũng được sử dụng điều trị bệnh Parkinson, đau bụng, say xe và giảm đau.

Cà độc dược được sử dụng trong thuốc mỡ bôi trơn bôi trên da do đau khớp (thấp khớp) và đau dây thần kinh. Cà độc dược cũng được sử dụng trong thạch cao (gạc dùng cho da) để điều trị rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi được gọi là hyperkinesis, đổ mồ hôi quá nhiều và hen phế quản.

Về mặt lâm sàng, cà độc dược được sử dụng trong các thuốc chống trĩ.

Cà độc dược có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cà độc dược là gì?

Cà độc dược chứa các hóa chất có thể ngăn chặn chức năng của hệ thống thần kinh cơ thể. Một số chức năng cơ thể được điều chỉnh bởi hệ thống thần kinh bao gồm nước bọt, đổ mồ hôi, đi tiểu, chức năng tiêu hóa.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cà độc dược là gì?

Liều dùng của cà độc dược có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cà độc dược có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cà độc dược là gì?

Cà độc dược có các dạng chiết xuất chất lỏng.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cà độc dược?

Tác dụng phụ có thể bao gồm khô miệng, thị lực mờ, da khô đỏ, sốt, nhịp tim nhanh, bí tiểu hoặc đổ mồ hôi, ảo giác, co thắt, rối loạn tâm thần, co giật và hôn mê.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cà độc dược bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây cà độc dược hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cà độc dược với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cà độc dược như thế nào?

Cà độc dược không an toàn khi uống vì chứa các hóa chất có thể độc hại.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: cà độc dược không an toàn khi uống trong thai kỳ. Cà độc dược chứa các hóa chất độc hại và đã được báo cáo về các phản ứng phụ nghiêm trọng. Thảo dược này cũng không an toàn khi dùng trong thời kì cho con bú. Cà độc dược có thể làm giảm sản xuất sữa và đi vào sữa mẹ.

Suy tim trầm trọng: cà độc dược có thể gây nhịp tim nhanh và làm cho bệnh tồi tệ hơn.

Táo bón: cà độc dược làm cho táo bón nghiêm trọng hơn.

Hội chứng Down: những người có hội chứng Down có thể nhạy cảm với các chất có khả năng độc hại trong cà độc dược và các tác hại của các chất này.

Trào ngược thực quản: cà độc dược khiến trào ngược thực quản trở nên tồi tệ hơn.

Sốt: cà độc dược có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể ở người bị sốt.

Loét dạ dày: cà độc dược có thể làm tình trạng loét dạ dày nghiêm trọng hơn.

Nhiễm trùng đường tiêu hoá: cà độc dược có thể làm chậm quá trình rỗng ruột, làm cho vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng.

Tắc nghẽn của đường tiêu hoá: cà độc dược có thể gây các bệnh đường ruột tắc nghẽn tồi tệ hơn.

Huyết áp cao: dùng một lượng lớn cà độc dược có thể làm tăng huyết áp. Điều này có thể làm cho huyết áp quá cao ở những người bị huyết áp cao.

Tăng nhãn áp góc hẹp: cà độc dược có thể làm tăng nhãn áp ở góc hẹp.

Rối loạn tâm thần: cà độc dược làm trầm trọng thêm các rối loạn tâm thần.

Nhịp tim nhanh: cà độc dược có thể làm tim đập nhanh hơn.

Viêm đại tràng kết loét: cà độc dược có thể thúc đẩy các biến chứng của viêm đại tràng loét.

Khó đi tiểu: cà độc dược có thể làm chứng khó tiểu trầm trọng hơn.

Tương tác

Cà độc dược có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cà độc dược.

Các sản phẩm có thể tương tác với cà độc dược bao gồm thuốc kháng cholinergic:

Cà độc dược chứa các hóa chất gây ra hiệu ứng làm khô. Cà độc dược cũng ảnh hưởng đến não và tim. Thuốc kháng cholinergic cũng có thể gây ra những ảnh hưởng này. Dùng thảo dược này cùng với thuốc kháng cholinergic có thể gây ra các phản ứng phụ như da khô, chóng mặt, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.

Một số loại thuốc kháng cholinergic này bao gồm atropine, scopolamine và một số loại thuốc dùng cho dị ứng (thuốc kháng histamin) và trầm cảm.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo