backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Bạc hà băng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Bạc hà băng

Tên thông thường: Pennyroyal, squawmint, mosquito plant, and pudding grass.

Tên khoa học : Hedeoma pulegioidesMentha pulegium

Tìm hiểu chung

Bạc hà băng dùng để làm gì?

Bạc hà băng được sử dụng để điều trị:

  • Cảm lạnh
  • Viêm phổi
  • Các vấn đề về hô hấp khác
  • Đau dạ dày
  • Khó tiêu
  • Rối loạn ruột
  • Các vấn đề về gan và túi mật
  • Co thắt cơ
  • Ra mồ hôi

Bên cạnh đó, phụ nữ sử dụng bạc hà băng để bắt đầu hoặc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt hay để phá thai.

Một số người sử dụng bạc hà băng như một chất kích thích và để chống lại tình trạng yếu đuối.

Sử dụng bạc hà băng tại chỗ để điều trị:

  • Giết mầm bệnh
  • Đuổi côn trùng
  • Điều trị bệnh da
  • Điều trị gút, vết cắn độc và vết loét miệng
  • Diệt bọ chét

Bạc hà băng có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của bạc hà băng là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của bạc hà băng là gì?

  • Viên nang bạc hà băng (500mg chiết xuất bạc hà băng ): liều khuyến cáo là 1 hoặc 2 viên nang ba lần mỗi ngày với nước vào bữa ăn.
  • Liều tiêu chuẩn rượu thuốc: Liều khuyến cáo là 20-60 giọt (1/4 đến 1 muỗng súp.) 3-4 giờ.

Liều dùng của bạc hà băng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạc hà băng có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của bạc hà băng là gì?

Bạc hà băng có các dạng bào chế:

  • Trà
  • Dầu
  • Dạng lỏng
  • Viên nang

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng bạc hà băng?

Bạc hà băng có thể gây tổn thương gan và thận nghiêm trọng cũng như hệ thống thần kinh.

Các tác dụng phụ khác bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, rát cổ họng, sốt, nhầm lẫn, bồn chồn, động kinh, chóng mặt, vấn đề về thị lực và thính giác, huyết áp cao, phá thai, suy nhược phổi và tổn thương não.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng bạc hà băng bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của bạc hà băng hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng bạc hà băng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của bạc hà băng như thế nào?

Trẻ em: không nên dùng bạc hà băng cho trẻ em và trẻ sơ sinh.

Phụ nữ mang thai và cho con bú:

  • Có thể không an toàn khi dùng bạc hà để uống hoặc dùng lên da.
  • Dầu bạc hà băng có thể gây phá thai bằng cách làm tử cung co thắt, làm hư thận hoặc gây tổn thương thận và gan suốt đời nên không an toàn cho phụ nữ mang thai.
  • Lá trà bạc hà băng có thể làm xuất hiện kinh nguyệt, do đó cũng có thể đe dọa phụ nữ mang thai.

Tương tác

Bạc hà băng có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng bạc hà băng.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo