backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Axit Caprylic

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thùy Trang Phạm · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Axit Caprylic

Tên thường gọi: Octanoate, Octanoic Acid.

Tên khoa học: Octanoate, Octanoic Acid.

Tác dụng

Axit Caprylic dùng để làm gì?

Axit caprylicaxit béo chuỗi trung bình được tìm thấy trong dầu cọ, dầu dừa, sữa của người và bò.

Axit Caprylic thường được uống để điều trị các trường hợp:

  • Động kinh (co giật);
  • Giảm albumin ở những người thẩm tách;
  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Kém hấp thu lipid;
  • Giảm rò rỉ của dưỡng trấp vào trong khoang ngực (chylothorax);

Axit Caprylic có thể được kê cho các mục đích khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Axit Caprylic.

Cơ chế hoạt động của Axit Caprylic là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Axit Caprylic. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng Axit Caprylic có thể giúp hạ huyết áp ở một số và được dùng như là một phần của bài kiểm tra đo lường độ rỗng dạ dày.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho Axit Caprylic là gì?

Liều dùng của Axit Caprylic có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Các liều sau đây đã được nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học: để đánh giá làm rỗng dạ dày: bạn dùng 100mg axit caprylic dùng chung với bữa ăn trước khi kiểm tra.

Dạng bào chế của Axit Caprylic là gì?

Axit Caprylic này có thể được bào chế dưới dạng viên nang mềm 600mg

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Axit Caprylic ?

Chưa có đủ thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng Axit Caprylic . Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng có thể xảy ra.

Các tác dụng phụ khi dùng thảo dược này gồm: buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa, đau dạ dày, lượng canxi thấp trong máu, buồn ngủ hoặc các vấn đề về tăng trưởng khi dùng chế độ ăn có chứa một lượng lớn axit caprylic.

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp tất cả các tác dụng phụ kể trên. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra. Nếu bạn có câu hỏi về tác dụng phụ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về dược liệu.

Thận trọng

Trước khi dùng Axit Caprylic bạn nên lưu ý những gì?

Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm các thuốc không kê đơn mà bạn dự định dùng trong thời gian bạn sử dụng Axit Caprylic;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây Axit Caprylic hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Quy định về sử dụng thực phẩm chức năng ít nghiêm ngặt hơn quy định về sử dụng thuốc. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng Axit Caprylic với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của Axit Caprylic như thế nào?

Axit caprylic có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi được dùng  như là thực phẩm hoặc khi sử dụng ở liều điều trị khuyến cáo.

Axit caprylic có thể an toàn khi dùng trong chế độ ăn kiêng hoặc chế độ ăn kiêng có hàm lượng triglyceride trung bình (MCTs) dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Axit caprylic có thể không an toàn cho những người mắc bệnh lý thiếu hụt acyl-CoA dehydrogenase trung bình (MCA). Những người có tình trạng này không thể phá vỡ axit caprylic, làm tăng nồng độ axit caprylic trong máu, do đó làm tăng nguy cơ hôn mê.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú:

Không có đủ thông tin về việc sử dụng Axit Caprylic trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Đối với bệnh nhân sắp phẫu thuật:

Bạn nên ngưng sử dụng Axit Caprylic hai tuần trước khi phẫu thuật.

Đối với bệnh nhân bị bệnh gan:

Axit caprylic bị phá vỡ bởi gan. Có một số lo ngại rằng những người bị bệnh gan không thể phân hủy axit caprylic. Điều này có thể làm tăng nồng độ axit caprylic trong máu. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy những người bị bệnh gan vẫn có thể phá vỡ axit caprylic. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này nếu bị bệnh gan.

Đối với bệnh nhân bị huyết áp thấp (hạ huyết áp): axit caprylic có thể làm hạ huyết áp. Về lý thuyết, axit caprylic có thể gây ra hạ huyết áp đến mức rất thấp ở những người dễ bị huyết áp thấp. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này nếu bạn bị hạ huyết áp.

Đối với bệnh nhân bị thiếu men acyl-CoA dehydrogenase trung bình (MCAD): người bị chứng MCAD không thể phân hủy axit caprylic một cách thích hợp. Điều này có thể làm tăng nồng độ axit caprylic trong máu, làm tăng nguy cơ hôn mê. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này nếu bị thiếu men acyl-CoA dehydrogenase trung bình (MCAD).

Tương tác

Axit Caprylic có thể tương tác với những yếu tố nào?

Axit Caprylic có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng Axit Caprylic này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thùy Trang Phạm · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo