backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Protein albumin

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm protein albumin

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu, nước tiểu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm protein albumin là gì?

Xét nghiệm protein albumin là xét nghiệm nồng độ albumin trong máu nhằm chẩn đoán bệnh gan.

Albumin là một loại protein (hay còn gọi là đạm) được tạo thành trong gan. Albumin chiếm khoảng 60% tổng số protein trong cơ thể. Tác dụng chính của albumin trong máu là để duy trì áp suất thẩm thấu keo nhờ đó giúp giữ nước nằm ở trong mạch máu. Ngoài ra, albumin còn đóng vai trò vận chuyển các thành phần quan trọng trong máu đi khắp cơ thể, chẳng hạn như các loại thuốc, nội tiết tố và các enzym.

Vì albumin được tổng hợp ở gan nên nó chính là tiêu chuẩn để đánh giá chức năng gan. Khi bệnh ảnh hưởng đến các tế bào gan, tế bào gan mất khả năng tổng hợp albumin. Mức albumin trong máu sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, vì thời gian phân hủy của albumin là từ 12 đến 18 ngày, nên trong giai đoạn đầu gan bị tổn thương, có thể albumin trong máu chưa bị giảm đáng kể.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm protein albumin?

Đo nồng độ protein albumin trong máu là một phần của các xét nghiệm thông thường khi bạn nhập viện.

Ngoài tình trạng bệnh ở gan ra, albumin máu cũng có thể giảm trong các trường hợp như bạn bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là sau khi phẫu thuật, mức albumin huyết tương sẽ giảm đáng kể. Các tình trạng sức khỏe như bị bỏng, bệnh về đường ruột gây mất  protein và bệnh đường tiết cũng có thể làm cho nồng độ albumin trong máu thấp, kể cả khi bạn ăn uống đạm đầy đủ.

Xét nghiệm này thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Dùng để kiểm tra gan và thận của bạn hoạt động có tốt không;
  • Xem thử chế độ ăn của bạn đã cung cấp đủ đạm hay chưa;
  • Giúp xác định xem nguyên nhân của tình trạng phù ở mắt cá chân, dịch tích tụ trong ổ bụng, dịch tích tụ trong phổi.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm protein albumin?

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm protein albumin bao gồm:

  • Buộc garo lâu có thể tăng lượng albumin khi xét nghiệm.
  • Lấy mẫu máu ở gần nơi đang truyền dịch có thể dẫn đến mức độ albumin thấp hơn thực tế. Tương tự như vậy, tiêm truyền tĩnh mạch lượng lớn các dịch truyền có thể dẫn đến nồng độ albumin nhỏ hơn so với thực tế.
  • Những thuốc có thể làm tăng nồng độ albumin bao gồm steroid đồng hóa, androgen, thuốc kháng viêm chứa steroids, dextran, thuốc bổ sung hormone tăng trưởng, insulin, phenazopyridineprogesterone.
  • Những thuốc có thể gây giảm nồng độ albumin bao gồm thuốc bổ sung ion amoni, estrogen, thuốc gây độc cho gan và thuốc uống tránh thai.
  • Điều quan trọng bạn cần lưu ý là nồng độ albumin có thể tăng hơn so với thực tế ở những bệnh nhân bị mất nước.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm protein albumin?

Trước khi xét nghiệm protein albumin, bác sĩ sẽ có lưu ý riêng cho tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem mình có cần chuẩn bị gì cụ thể hay không.

Có một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đã được liệt kê ở trên, tốt nhất là bạn nên báo cho bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang uống, bác sĩ sẽ cân nhắc và cho biết những loại thuốc nào bạn nên ngưng sử dụng trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

Khi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm protein albumin như thế nào?

Đối với xét nghiệm máu, chuyên viên xét nghiệm sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông.
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn.
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết.
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra.
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu.
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm.
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Đối với xét nghiệm nước tiểu, bạn sẽ được hướng dẫn:

  • Thu thập nước tiểu trong vòng 24 giờ.
  • Tránh để nước tiểu bị nhiễm trùng bởi phân.
  • Không cho lẫn giấy vệ sinh vào trong mẫu.
  • Giữ các mẫu nước tiểu vào tủ lạnh trong vòng 24 giờ.
  • Thu thập lần tiểu cuối cùng càng gần lúc sắp hết 24 giờ càng tốt.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện x ét nghiệm protein albumin ?

Bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm protein albumin. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Đối với xét nghiệm nước tiểu, sau khi thu thập nước tiểu, bạn nên chuyển các mẫu nước tiểu kịp thời đến nơi xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường

Ở người lớn/người già

Tổng protein: 6,4-8,3 g/dL hoặc 64-83 g/L (đơn vị SI)
Albumin: 3,5-5 g/dL hoặc 35-50 g/L (đơn vị SI)
Globulin: 2,3-3,4 g/dL
Alpha1 globulin: 0,1-0,3 g/dL hoặc 1-3 g/L (đơn vị SI)
Alpha2 globulin: 0,6-1 g/dL hoặc 610 g/L (đơn vị SI)
Beta globulin: 0,7-1,1 g/dL hoặc 7-11 g/L (đơn vị SI)

Ở trẻ em

Tổng protein Albumin
Trẻ sơ sinh thiếu tháng: 4,2-7,6 g/dL 3-4,2 g/dL
Trẻ mới sinh: 4,6-7,4 g/dL 3,5-5,4 g/dL
Trẻ sơ sinh: 6-6,7 g/dL 4,4-5,4 g/dL
Trẻ em: 6,2-8 g/dL 4-5,9 g /dL

Kết quả bất thường:

Albumin trong máu tăng cao có thể do:

  • Mất nước;
  • Chế độ dinh dưỡng giàu đạm;
  • Buộc garo lâu hoặc có hiến máu, xét nghiệm máu thời gian gần đây.

Albumin trong máu thấp có thể do:

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo