backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Lactic Acid Dehydrogenase

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm axit lactic dehydrogenase (LDH)

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm axit lactic dehydrogenase (LDH) là gì?

Xét nghiệm axit lactic dehydrogenase (tiếng Anh là lactic acid dehydrogenase, viết tắt à LDH) là đo nồng độ của LDH trong máu của bạn. LDH là một enzym giúp tạo ra năng lượng. Nó hiện diện trong hầu như tất cả mô của cơ thể và nồng độ sẽ tăng đáp ứng với tổn thương tế bào. Nồng độ LDH được đo từ mẫu máu tĩnh mạch.

Những loại LDH khác nhau được tìm thấy ở những mô khác nhau trong cơ thể bạn. Những vùng tập trung nhiều LDH theo từng loại bao gồm:

  • LDH-1: tim và hồng cầu;
  • LDH-2: bạch cầu;
  • LDH-3: phổi;
  • LDH-4: gan, nhau thai, và tụy;
  • LDH-5: gan và cơ vân.
  • Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm axit lactic dehydrogenase?

    LDH thường được đo lường để xem tình trạng tổn thương mô. Protein LDH có trong nhiều mô của cơ thể, đặc biệt là tim, gan, thận, cơ, não, tế bào máu và phổi.

    Một số bệnh lý có thể được chỉ định làm xét nghiệm này bao gồm:

    Điều cần thận trọng

    Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm axit lactic dehydrogenase?

    Nhiều bệnh lý có thể gây tăng nồng độ LDH. Thường phải cần thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định.

    Trước đây, xét nghiệm LDH được sử dụng để giúp chẩn đoán và theo dõi nhồi máu cơ tim nhưng xét nghiệm troponin hầu như đã thay thế LDH trong vai trò này. LDH không có hiệu quả đặc biệt đối với tổn thương tim và không còn được khuyến cáo dùng để đánh giá bệnh nhân nghi ngờ nhồi máu cơ tim cấp tính nữa.

    Trước khi tiến hành các kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

    Quy trình thực hiện

    Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm axit lactic dehydrogenase?

    Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng uống một số thuốc gây ảnh hưởng đến xét nghiệm. Các thuốc có thể làm tăng nồng độ LDH bao gồm thuốc tê, aspirin, clofibrate, fluoride, mithramycin, thuốc ngủ và procainamide. Nếu bạn uống các thuốc này, hãy nói với bác sĩ của bạn trước khi làm xét nghiệm.

    Quy trình thực hiện xét nghiệm axit lactic dehydrogenase như thế nào?

    Bác sĩ sẽ làm sạch một vùng nhỏ trên cánh tay hoặc khuỷu tay bằng một miếng gòn sát khuẩn hoặc miếng gòn tẩm cồn. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ quấn dải băng đàn hồi xung quanh phần trên cánh tay để làm tăng lưu lượng máu. Điều này làm cho việc rút máu từ tĩnh mạch được dễ dàng hơn.

    Sau đó, bác sĩ sẽ đâm kim vào tĩnh mạch ở cánh tay. Ống đựng máu sẽ được gắn ở đầu còn lại của kim. Khi đã rút đủ máu, bác sĩ sẽ lấy kim ra. Sau đó bác sĩ sẽ chặn một miếng gòn hoặc gạc lên để cầm máu tại vị trí đâm kim trên da.

    Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm axit lactic dehydrogenase?

    Bạn có thể quay trở lại với các hoạt động bình thường sau khi làm xét nghiệm. Bạn sẽ được hẹn lịch để lấy kết quả xét nghiệm. Bác sĩ sẽ giải thích kết quả xét nghiệm có ý nghĩa như thế nào. Bạn nên tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

    Hướng dẫn đọc kết quả

    Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

    Lactic acid dehydrogenase (LDH) là một enzyme giúp tạo ra năng lượng. Khoảng giá trị bình thường có thể hơi khác nhau giữa các phòng thí nghiệm khác nhau. Các phòng thí nghiệm sử dụng máy đo hoặc thử trên mẫu khác nhau. Hãy nói với bác sĩ về ý nghĩa xét nghiệm riêng của bạn.

    Giá trị bình thường

    Nồng độ LDH bình thường từ 140 UI/L đến 280 UI/L (đọc là đơn vị quốc tế trên lít).

    Giá trị cao

    Nồng độ cao hơn bình thường có thể gặp trong các trường hợp sau:

    • Thiếu máu cục bộ;
    • Nhồi máu cơ tim;
    • Thiếu máu tán huyết;
    • Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn;
    • Bệnh gan (ví dụ như viêm gan);
    • Tụt huyết áp;
    • Chấn thương cơ;
    • Yếu cơ và mất mô cơ (loạn dưỡng cơ);
    • Tân sinh mô bất thường (thường là ung thư);
    • Viêm tuỵ;
    • Đột quỵ;
    • Hoại tử mô.

    Bởi vì LDH được tìm thấy trên nhiều mô trong cơ thể bạn, vì vậy LDH toàn phần (tổng lượng LDH) là không đủ để xác định vị trí và nguyên nhân tổn thương mô của bạn. Nếu nồng độ LDH toàn phần tăng, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm LDH isozyme (đo nồng độ các loại nhỏ của LDH) để xác định vị trí của tổn thương mô.

    Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo