backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

CST

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Tên kỹ thuật y tế: Contraction Stress Testing (CST), Oxytocin Challenge test (OCT)

Bộ phận cơ thể/mẫu thử: thai nhi

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm CST là gì?

Xét nghiệm CST (theo dõi tim thai qua biến động cơn gò tử cung) là một xét nghiệm để đánh giá sức khỏe của em bé trước khi sinh. Qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ biết được tình hình sức khỏe của em bé sẽ ra sao khi xuất hiện những con co cơ ở tử cung trong khi sinh. Nghiệm pháp này dùng một thiết bị siêu âm ở bên ngoài để đo nhịp tim thai nhi. Nghiệm pháp được thực hiện ở tuần thứ 34 của thai kỳ hay sau đó.

Khi co thắt tử cung, lượng máu và oxy cung cấp cho thai nhi giảm tạm thời và tình trạng này thường là không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nhưng nhịp tim của một số trẻ sẽ giảm. Sự thay đổi trong nhịp tim có thể theo dõi qua máy theo dõi nhịp tim từ bên ngoài.

Để thực hiện xét nghiệm CST này, hormone oxytocin sẽ được tiêm vào cơ thể bạn qua tĩnh mạch để gây ra tình trạng co thắt cơ tử cung giống như khi bạn đang sinh. Ngoài ra, cơ thể cũng có thể tự tiết ra hormone oxytocin bằng cách xoa tròn núm vú.

CST thưc hiện khi kết quả xét nghiệm Nonstress test hay trắc đồ sinh vật lý (Biophysical profile) bất thường. Bạn có thể thực hiện CST nhiều hơn một lần trong lúc mang thai.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm CST?

CST thực hiện để kiểm tra:

  • Trẻ khoẻ mạnh khi nồng độ oxy giảm trong lúc cơ thể co thắt khi sinh hay không.
  • Nhau thai khoẻ mạnh và hỗ trợ thai nhi hay không.
  • CST thực hiện khi kết quả Nonstress test và trắc đồ sinh vật lý nằm ngoài phạm vi bình thường.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm CST?

CST  cho thấy những sự giảm co bóp khi trẻ không gặp bất cứ vấn đề gì. Hiện tượng này gọi là kết quả dương giả.

Vì một vài lý do khác nhau, CST ít được thực hiện gần đây. Ở hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể đánh giá sức khoẻ thai nhi nhanh và an toàn hơn bằng cách sử dụng trắc đồ sinh vật lý hay kết quả Nonstress test hay cả hai.

Một vài bác sĩ thực hiện trắc đồ sinh vật lý hay siêu âm Doppler thay vì CST.

Những lý do bạn không nên thực hiện xét nghiệm hay kết quả không hữu ích cho bạn bao gồm:

  • Gặp vấn đề trong kỳ mang thai trước đó, như phải rạch tầng sinh môn. Bác sĩ khuyên không nên thực hiện khi bạn mang thai nhiều hơn 1 trẻ, hay được tiêm sulphate trong lúc mang thai.
  • Phẫu thuật liên quan đến tử cung trước đó.
  • Trẻ đạp nhiều trong lúc thực hiện nghiệm pháp. Sẽ rất khó để ghi lại nhịp tim và nhịp co thắt của trẻ.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm CST?

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không được ăn hay uống trong vòng 4 – 8 tiếng trước khi xét nghiệm. Thải hết nước ra khỏi bàng quang trước khi xét nghiệm.

Ngừng hút thuốc trong 2 tiếng trước khi xét nghiệm, vì thuốc lá sẽ hạ nhịp tim và hoạt động của thai nhi.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ký vào đơn chấp thuận là một sự xác nhận bạn hiểu nguy cơ của xét nghiệm và đồng ý thực hiện.

Báo với bác sĩ về những lo lắng của bạn về yêu cầu, nguy cơ, cách thức và kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì.

Quy trình thực hiện xét nghiệm CST là gì?

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không được ăn hay uống trong vòng 4 – 8 tiếng trước khi xét nghiệm, ngoài ra, bạn nên đi tiểu cho hết nước tiểu trong bàng quang ra.

Khi xét nghiệm, bạn nằm nghiêng về phía bên trái. Bác sĩ sẽ kẹp 2 dụng cụ vào bụng: một để đo nhịp tim trẻ, còn lại đo nhịp co thắt của tử cung. Máy đo lại nhịp co thắt của bạn và nhịp tim của trẻ theo 2 đường riêng biệt trên đồ thị.

Nghiệm pháp kéo dài cho tới khi tử cung của bạn co thắt đủ 3 lần trong khoảng thời gian 10 phút, mỗi lần kéo dài từ 40 – 60 giây. Nghiệm pháp có thể kéo dài tới hơn 2 giờ đồng hồ. Bạn thường khó có thể cảm nhận được sự co thắt, và bạn có thể yên tâm rằng sự co thắt thường không mạnh đến nỗi làm bạn chuyển dạ.

Nếu tử cung của bạn không tự co thắt trong 15 phút, bác sĩ sẽ thử cách khác: cho bạn một liều oxytocin nhân tạo (Pitocin) khi tiêm tĩnh mạch hay yêu cầu bạn kích thích núm vú để thải ra oxytocin tự nhiên.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm CST?

Sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn cho tới khi cơ tử cung của bạn dừng co thắt, hay nó đã trở về mức bình thường trước khi xét nghiệm. CST có thể kéo dài tới 2 tiếng.

Xét nghiệm này có thể có biến chứng là làm bạn chuyển dạ sớm và sinh non. Nếu bạn có những dấu hiệu chuyển dạ dưới đây sau khi thực hiện xét nghiệm này, hãy báo ngay cho bác sĩ:

  • Dịch tiết âm đạo xuất hiện nhiều hơn bình thường.
  • Dịch tiết âm đạo không giống với thường ngày, ví dụ nó thường loãng hơn, nhầy nhầy và có màu hồng nhạt.
  • Đau bụng giống như đau bụng kinh, và xuất hiện các cơn co thắt nhiều hơn 4 lần trong vòng một giờ.
  • Cảm giác như là cơ tử cung đang co thắt đẩy đứa bé ra khỏi bụng xuống dưới âm đạo.
  • Đau lưng, đặc biệt là cơn đau này theo nhịp.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm báo cáo tình hình sức khoẻ thai nhi sẽ có trong vòng 1 tuần. Bài xét nghiệm có thể được thực hiện nhiều lần trong lúc mang thai.

Contraction Stress Testing (CST)
Bình thường: Kết quả xét nghiệm âm tính.

Nhịp tim thai nhi không giảm hay hạ thấp hơn sau khi co thắt (nhịp giảm muộn)

Lưu ý: sẽ có vài lần nhịp tim thai nhi giảm, nhưng sự hạ thấp trong nhịp tim này không phải là một vấn đề nguy hiểm.

Nếu co thắt xảy ra trong khoảng thời gian 10 phút sau khi kích thích núm vú hay truyền oxytocin và không xảy ra tình trạng nhịp tim trẻ   giảm muộn, trẻ hy vọng có thể chịu đựng được co bóp khi mẹ sinh.

Bất thường :

Kết quả nghiệp nghiệm dương tính.

Nhịp tim thai nhi giảm và hạ thấp khi co thắt (nhịp giảm muộn). Hiện tượng này xảy ra nhiều hơn một nửa giai đoạn co thắt.

Nhịp giảm muộn đồng nghĩa với việc trẻ gặp khó khăn khi mẹ sinh.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo