backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Hội chứng cơ nâng hậu môn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 09/04/2020

    Hội chứng cơ nâng hậu môn

    Tìm hiểu chung

    Hội chứng cơ nâng hậu môn là gì?

    Hội chứng cơ nâng hậu môn (levator ani syndrome) là một loại rối loạn chức năng cơ sàn chậu. Khi đó, các cơ ở vùng xương chậu và hậu môn co thắt gây ra đau hậu môn mạn tính.

    Hội chứng này thường phổ biến hơn ở nữ giới. Triệu chứng chủ yếu là đau âm ỉ thường xuyên ở trực tràng.

    Triệu chứng

    Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cơ nâng hậu môn

    Các triệu chứng của hội chứng cơ nâng hậu môn có thể kéo dài và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hầu hết người bệnh sẽ có ít nhất một trong các triệu chứng sau đây:

    Đau

    Nếu mắc phải hội chứng này, bạn có thể cảm thấy đau trực tràng mà không liên quan đến việc đi đại tiện. Cơn đau có thể xuất hiện trong một thời gian rồi hết hoặc kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

    Cơn đau có khả năng xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn ngồi hoặc nằm ngửa. Đôi khi, giấc ngủ bị gián đoạn vì triệu chứng này. Thông thường, cơn đau xảy ra ở vị trí trên trực tràng, ở một bên (thường là bên trái sẽ cảm thấy dễ chịu hơn bên kia).

    Bạn cũng có thể bị đau thắt lưng và lan xuống háng hoặc đùi. Ở nam giới, cơn đau có thể lan đến tuyến tiền liệt, tinh hoàn, đầu dương vậtniệu đạo.

    Vấn đề ở đường tiết niệu và ruột

    Táo bón, các vấn đề khi đi đại tiện hoặc căng thẳng khi đi vệ sinh có thể là các triệu chứng gặp phải trong hội chứng cơ nâng hậu môn. Đôi lúc, bạn có cảm giác như chưa hoàn thành xong việc đi đại tiện. Các triệu chứng khác bao gồm:

    • Đầy hơi
    • Đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp hoặc gặp khó khăn khi bắt đầu tiểu tiện
    • Đau bàng quang hoặc đau khi đi tiểu
    • Tiểu không tự chủ (tiểu không kiểm soát)

    Vấn đề tình dục

    Hội chứng cơ nâng hậu môn cũng có thể gây đau trước, trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, thường là ở phụ nữ. Ở nam giới, hội chứng này gây đau khi xuất tinh, xuất tinh sớm hoặc rối loạn cương dương.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân hội chứng cơ nâng hậu môn là gì?

    Nguyên nhân chính xác dẫn đến hội chứng này vẫn chưa rõ. Nó có thể liên quan đến bất kỳ vấn đề nào dưới đây:

    • Không đi (nhịn) tiểu tiện hoặc đại tiện khi có nhu cầu
    • Teo âm đạo hoặc đau ở âm hộ
    • Vẫn quan hệ tình dục khi cảm thấy đau
    • Tổn thương ở sàn chậu do chấn thương hoặc phẫu thuật, bao gồm lạm dụng tình dục
    • Sau khi sinh con
    • Có tình trạng đau ở vùng chậu mạn tính khác, như hội chứng ruột kích thích, lạc nội mạc tử cung hoặc viêm bàng quang kẽ

    triệu chứng hội chứng cơ nâng hậu môn

    Chẩn đoán và điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán hội chứng cơ nâng hậu môn?

    Để xác định được hội chứng cơ nâng hậu môn, bác sĩ thường phải chẩn đoán loại trừ, tức là tiến hành kiểm tra để loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra những triệu chứng tương tự. Ở nam giới, hội chứng cơ nâng hậu môn thường bị chẩn đoán nhầm thành viêm tuyến tiền liệt.

    Sau khi chẩn đoán đúng và điều trị thích hợp, người bệnh sẽ giảm nhẹ đáng kể các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

    Trước tiên, bác sĩ sẽ xem qua tiền sử bệnh và thực hiện kiểm tra sức khỏe. Họ sẽ nghi ngờ bạn mắc phải hội chứng này nếu bạn:

    • Cảm thấy đau trực tràng mạn tính hoặc tái phát thường xuyên, thời gian đau kéo dài ít nhất 20 phút
    • Cảm thấy đau đớn khi chạm vào cơ nâng hậu môn

    Các xét nghiệm giúp loại trừ những vấn đề khác để hỗ trợ chẩn đoán hội chứng này gồm:

    • Xét nghiệm phân
    • Xét nghiệm máu
    • Nội soi
    • Xét nghiệm hình ảnh

    Những phương pháp điều trị hội chứng cơ nâng hậu môn

    Các lựa chọn trong điều trị hội chứng này bao gồm:

  • Vật lý trị liệu. Phương pháp này có thể làm giảm co thắt tại các cơ sàn chậu.
  • Kích thích bằng dòng điện (electrogalvanic stimulation). Phương pháp này sử dụng một đầu dò vào hậu môn để tiến hành kích thích bằng dòng điện nhẹ. Cách này được chứng minh là có hiệu quả hơn so với vật lý trị liệu.
  • Phản hồi sinh học (biofeedback). Một thiết bị chuyên dụng được dùng để đo hoạt động của cơ trong khi thực hiện các bài tập. Thông qua phản hồi thu nhận được, người bệnh sẽ được học cách kiểm soát hoặc thư giãn một số cơ bắp để giảm nhẹ triệu chứng.
  • Tiêm botox. Đây là một phương pháp điều trị tiềm năng. Một nghiên cứu cho biết tiêm botox thường xuyên có thể giảm bớt tình trạng co thắt cơ.
  • Các biện pháp kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng có thể thực hiện tại nhà gồm:

    • Tắm kiểu ngồi (sitz bath). Ngâm vùng hậu môn trong một chậu nước ấm có thể giúp giảm đau do co thắt hậu môn.
    • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Nhóm thuốc này cũng giúp giảm đau đớn, khó chịu liên quan đến hội chứng này.
    • Lót gối khi ngồi. Một số người cho biết khi ngồi trên một cái gối có hình dạng như bánh donut có thể giảm bớt áp lực lên hậu môn, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng.

    Hội chứng này là một tình trạng mạn tính và chưa có cách chữa trị đặc hiệu. Tuy nhiên, nếu được quản lý phù hợp thì các triệu chứng sẽ ít nghiêm trọng hơn.

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 09/04/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo