backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch là gì?

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch là loại phẫu thuật nhằm điều trị những tĩnh mạch bị giãn gây khó chịu cho người bệnh. Giãn tĩnh mạch là tình trạng những tĩnh mạch lớn ở chân bạn bị giãn và tạo ra những đường màu xanh ngoằn ngoèo trên chân. Chúng có xu hướng di truyền và trở nặng hơn khi bạn mang thai hoặc khi bạn đứng nhiều.

Các tĩnh mạch ở chân chứa những van một chiều để giúp dòng máu đi trong tĩnh mạch chỉ chảy theo một chiều về tim mà không chảy theo chiều ngược lại. Nếu các van trong tĩnh mạch của bạn không hoạt động tốt, máu có thể chảy ngược hướng và ứ lại, tạo nên giãn tĩnh mạch.

Khi nào bạn nên thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch?

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch bao gồm cột thắt và cắt bỏ những tĩnh mạch bị giãn. Phẫu thuật này có thể được sử dụng để điều trị giãn tĩnh mạch với đặc điểm:

  • Những tĩnh mạch giãn không thể điều trị tại nhà và những triệu chứng của chúng gây nhiều khó chịu cho bạn.
  • Các vết tĩnh mạch làm mất thẩm mỹ cho đôi chân. Biện pháp điều trị laser, điều trị bằng sóng cao tần, hay liệu pháp xơ hóa đều không làm cho bạn hài lòng.
  • Phẫu thuật sẽ giúp làm giảm triệu chứng cũng như các biến chứng gây ra do giãn tĩnh mạch.

    Điều cần thận trọng

    Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch?

    Vớ y tế đôi khi có thể giúp bạn làm giảm triệu chứng gây ra do giãn tĩnh mạch.

    Có nhiều phương pháp điều trị khác đối với giãn tĩnh mạch, chẳng hạn như liệu pháp gây xơ hóa, đốt bằng sóng cao tần hoặc phẫu thuật giãn tĩnh mạch bằng laser (EVLA).

    Giãn tĩnh mạch có thể tái phát.

    Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

    Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?

    Như bất kỳ phẫu thuật nào khác, phẫu thuật giãn tĩnh mạch cũng sẽ có một số nguy cơ nhất định. Bạn nên trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để được giải thích xem các nguy cơ này sẽ có tác động như thế nào đến sức khỏe của bạn.

    Biến chứng có thể xảy ra với mọi phẫu thuật là phản ứng không mong muốn với thuốc gây mê, chảy máu nhiều hoặc tạo cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu).

    Riêng với phẫu thuật giãn tĩnh mạch, còn có thể có biến chứng:

    • Tạo khối phồng dưới vết thương;
    • Cảm giác tê hoặc châm chích;
    • Tổn thương thần kinh;
    • Giãn tĩnh mạch kéo dài;
    • Tạo các tĩnh mạch giãn nhỏ khác;
    • Phù chân;
    • Chấn thương nghiêm trọng các động mạch, tĩnh mạch hoặc thần kinh lớn ở chân.

    Bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải biến chứng bằng cách cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn đói và ngưng một số thuốc nhất định.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

    Quy trình thực hiện

    Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch?

    Bạn sẽ được chỉ dẫn cụ thể để chuẩn bị cho phẫu thuật, bao gồm việc liệu bạn có thể ăn vài tiếng trước phẫu thuật được không. Đa số trường hợp, bạn nên nhịn ăn khoảng sáu giờ trước đó. Bạn có thể dùng đồ uống, chẳng hạn như cà phê, một vài tiếng trước phẫu thuật.

    Bạn phải thảo luận với bác sĩ về các loại thuốc bạn sử dụng gần đây, tình trạng dị ứng hoặc các bệnh lý khác mà bạn mắc phải, ngoài ra trước khi thực hiện phẫu thuật bạn sẽ gặp bác sĩ gây mê để cùng nhau lên kế hoạch gây mê. Điều quan trọng là phải tuân thủ các hướng dẫn về thời điểm nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật.

    Quy trình thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch như thế nào?

    Phẫu thuật này thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân và kéo dài từ 20 phút tới ba giờ.

    Phẫu thuật viên sẽ cắt đứt sự thông nối giữa tĩnh mạch nông với các tĩnh mạch sâu ở chân thông qua đường mổ ở bẹn hoặc mặt sau khớp gối của bạn. Họ có thể sẽ rạch nhiều đường mổ nhỏ dọc theo chiều dài của tĩnh mạch giãn để cắt bỏ chúng.

    Hầu hết các phẫu thuật viên sử dụng một kỹ thuật được gọi là cột cắt tĩnh mạch.Trong phương pháp này, họ cột tĩnh mạch chân bị giãn và sau đó cắt bỏ nó. Một sợi dây mỏng, co dãn được luồn qua từ đầu trên của tĩnh mạch và sau đó được dùng để kéo tĩnh mạch ra cẩn thận và cắt bỏ qua một đường cắt ở vùng dưới của cẳng chân bạn. Dòng máu chảy để nuôi chân của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật này. Điều này là do những tĩnh mạch sâu trong chân của bạn sẽ thực hiện vai trò của những tĩnh mạch đã bị tổn thương.

    Hồi phục sức khỏe

    Bạn nên làm gì sau khi thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch?

    Bạn có thể về nhà trong cùng ngày hoặc vào ngày hôm sau.

    Bạn có thể quay trở lại làm việc trong vòng vài ngày, tùy thuộc vào loại hình công việc.

    Bạn có khả năng thực hiện các hoạt động bình thường ngay khi nào bạn thấy thoải mái, miễn là vết thương của bạn đã lành lại.

    Tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn quay trở lại với các hoạt động bình thường sớm nhất có thể. Trước khi bắt đầu tập, bạn hãy hỏi xin ý kiến của bác sĩ.

    Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo