backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Dị ứng máu

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm dị ứng máu (xét nghiệm kháng thể IgE, xét nghiệm hấp thụ mẫu phóng xạ dị ứng [RAST]

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm dị ứng máu là gì?

Xét nghiệm dị ứng máu chính là xét nghiệm đo lượng globulin miễn dịch E (IgE) trong huyết thanh. Đây là một phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán bạn có bị dị ứng hay không và xác định các chất gây dị ứng cho bạn.

Những bệnh nhân bị dị ứng sẽ có lượng IgE huyết thanh tăng khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Có nhiều loại chất gây dị ứng khác nhau có thể tạo ra các phản ứng dị ứng. Chúng bao gồm lông động vật, thực phẩm, phấn hoa, bụi, nấm mốc, nọc côn trùng, thuốc, và các tác nhân trong môi trường làm việc.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm dị ứng máu?

Bạn nên thực hiện xét nghiệm này nếu có những dấu hiệu và triệu chứng gợi ý có tình trạng dị ứng khi tiếp xúc với một chất nào đó. Những triệu chứng dị ứng bao gồm:

  • Viêm da;
  • Chàm;
  • Mắt đỏ và ngứa;
  • Ho, nghẹt mũi và sổ mũi;
  • Hen suyễn;
  • Ngứa và tê ở miệng;
  • Đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm dị ứng máu?

Chống chỉ định bao gồm:

  • Bệnh nhân có nhiều dị ứng;
  • Không thể thu thập thông tin xét nghiệm trừ khi xác định được chất gây dị ứng cụ thể.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm bao gồm:

  • Các bệnh đang mắc phải gây ra tăng mức IgG (một protein miễn dịch trong cơ thể);
  • Những thuốc có thể làm tăng nồng độ IgE bao gồm corticosteroids.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm dị ứng máu?

Trước khi xét nghiệm, bạn không cần chuẩn bị đặc biệt nào. Tuy nhiên, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm sẽ có lưu ý riêng cho tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem mình có cần chuẩn bị gì cụ thể hay không.

Chuyên viên xét nghiệm sẽ xác định nếu bạn gần đây đã được điều trị bằng corticosteroid để chữa dị ứng hay không trước khi xét nghiệm. Vì thuốc này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Khi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn

Quy trình thực hiện xét nghiệm dị ứng máu như thế nào?

Khi thực hiện xét nghiệm dị ứng máu, chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra;
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm dị ứng máu?

Bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm dị ứng máu. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì ?

Kết quả bình thường:

Người lớn: 0-100 đơn vị quốc tế / ml

Trẻ em:

0-23 tháng: 0-13 đơn vị quốc tế / ml

2-5 tuổi: 0-56 đơn vị quốc tế / ml

6-10 tuổi: 0-85 đơn vị quốc tế / ml

Chỉ số đánh giá RAST

Chỉ số đánh giá RAST Lượng Ige (kU/L) Đánh giá
0 <0.35 Thiếu hay không phát hiện ra IgE dị ứng đặc hiệu
1 0.35-0.69 Lượng thấp IgE dị ứng đặc hiệu
2 0.70-3.49 Lượng trung bình IgE dị ứng đặc hiệu
3 3.50-17.49 Lượng cao IgE dị ứng đặc hiệu
4 17.50-49.99 Lượng rất cao IgE dị ứng đặc hiệu
5 50.0-100.00 Lượng rất cao IgE dị ứng đặc hiệu
6 >100.00 Lượng đặc biệt rất cao IgE dị ứng đặc hiệu

Kết quả bất thường

Bạn có thể mắc các bệnh liên quan đến dị ứng như:

  • Hen suyễn;
  • Viêm da;
  • Dị ứng thực phẩm;
  • Dị ứng thuốc;
  • Dị ứng nghề nghiệp;
  • Viêm mũi dị ứng;
  • Phù mạch.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Review Date: November 4, 2015   |   Last Modified: November 4, 2015

Nguồn tham khảo

Pagana, Kathleen D, and Timothy J. Pagana. Mosby’s Manual of Diagnostic and Laboratory Tests . St. Louis, Mo: Mosby/Elsevier, 2010. Bản in. Trang 32 – 34

Allergy Blood Testing. https://labtestsonline.org/understanding/analytes/allergy/tab/test/. Ngày truy cập 19/10/2015

Blood Testing for Allergies. http://www.webmd.com/allergies/guide/blood-test. Ngày truy cập 19/10/2015

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo