backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Viêm phổi do phế cầu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 02/12/2021

Viêm phổi do phế cầu

Tìm hiểu chung

Viêm phổi do phế cầu là bệnh gì?

Streptococcus pneumoniae hay phế cầu là một vi khuẩn kỵ khí Gram dương, có hình mũi mác. S. pneumoniae sinh sống tại hô hấp và thường không gây triệu chứng ở mũi và họng của người khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở những người nhạy cảm, chẳng hạn như người già bị suy giảm miễn dịch và trẻ em, vi khuẩn có thể di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác và gây bệnh. S. pneumoniae là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi ở cộng đồng, viêm màng não ở trẻ em cũng như người già và nhiễm trùng huyết ở những người nhiễm HIV.

S. pneumoniae lây truyền thông qua hắt hơi, ho và tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Các bệnh phế cầu xâm lấn bao gồm viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang cấp, viêm tai giữa, viêm kết mạc, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc, viêm màng ngoài tim, viêm mô tế bào và áp xe não.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi do phế cầu là gì?

Triệu chứng của viêm phổi do phế cầu

Viêm phổi là dạng nghiêm trọng thường gặp nhất của bệnh này. Một số dấu hiệu và triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

  • Sốt và ớn lạnh;
  • Ho;
  • Thở nhanh hoặc khó thở;
  • Đau ngực.

Người lớn tuổi bị viêm phổi có thể xuất hiện triệu chứng lú lẫn hoặc kém tỉnh táo hơn là các triệu chứng phổ biến được liệt kê ở trên.

Biến chứng của viêm phổi do phế cầu

Đôi khi, trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều biến chứng.

Viêm màng não do phế cầu là một biến chứng về sự lây nhiễm màng ngoài của não và tủy sống. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cứng cổ;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Đau khi nhìn vào ánh sáng;
  • Lẫn lộn.

Ở trẻ em, viêm màng não có thể khiến trẻ ăn uống kém, kém tỉnh táo và ói mửa.

Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm trùng là bệnh nhiễm trùng máu. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Kém tỉnh táo.

Phế cầu khuẩn gây nên đến một nửa các trường hợp nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa). Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau tai;
  • Màng nhĩ đỏ, sưng;
  • Sốt;
  • Buồn ngủ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phổi do phế cầu?

S. pneumoniae là một phần bình thường của hệ sinh vật đường hô hấp trên nhưng giống với sinh vật tự nhiên, nó có thể gây bệnh trong điều kiện thích hợp, chẳng hạn như khi hệ miễn dịch của vật chủ bị đàn áp. Invasins (ví dụ như pneumolysin) – một túi chống thực bào, adhesins khác và các thành phần tế bào miễn dịch là các yếu tố độc lực lớn. Một khi nó cư trú ở phế nang, cơ thể phản ứng bằng cách kích thích các phản ứng viêm, điều này khiến cho huyết tương, máu và các tế bào bạch cầu lấp đầy các phế nang, tình trạng này được gọi là viêm phổi.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh viêm phổi do phế cầu?

Trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ cao nhất mắc bệnh này. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do phế cầu?

Bất kể ai cũng có thể bị bệnh này nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Độ tuổi nhất định hoặc một số tình trạng sức khỏe có thể đặt bạn vào nguy cơ bị bệnh do phế cầu.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ em bào gồm:

  • Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi;
  • Nơi chăm trẻ theo nhóm;
  • Những người có một số bệnh (bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm HIV, bệnh tim hoặc phổi mạn tính);
  • Có cấy ốc tai hoặc rò rỉ dịch não tủy (thoát chất dịch xung quanh não và tủy sống);
  • Ngoài ra, một số trẻ em Mỹ da đỏ, dân Alaska và người Mỹ gốc Phi cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Một số nhà khoa học tin rằng người lớn từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ cao bị bệnh này. Một số người lớn trong độ tuổi 19-64 cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh, bao gồm những người:

  • Bị bệnh mạn tính (bệnh phổi, tim, gan hoặc thận, hen suyễn, tiểu đường hoặc nghiện rượu);
  • Có tình trạng sức khỏe làm suy yếu hệ miễn dịch (HIV/AIDS, ung thư hoặc hư, cắt lách);
  • Có cấy ốc tai hoặc rò rỉ dịch não tủy (thoát chất dịch xung quanh não và tủy sống);
  • Những người hút thuốc lá.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm phổi do phế cầu?

chẩn đoán viêm phổi do phế cầu

Trong trường hợp bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn, nếu như bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu thì họ sẽ tiến hành lấy các mẫu dịch não tủy hoặc máu và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm.

Nếu vi khuẩn phế cầu đi kèm với bệnh lý này thì bác sĩ có thể nuôi chúng. Nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm nhằm:

  • Xác nhận sự hiện diện của vi khuẩn;
  • Xác định loại vi khuẩn cụ thể gây ra nhiễm trùng;
  • Quyết định kháng sinh tốt nhất.

Đối với bệnh phế cầu khuẩn không xâm lấn như nhiễm trùng tai và xoang, quy trình chẩn đoán thường do một chuyên gia chăm sóc sức khỏe thực hiện dựa trên bệnh sử hỗ trợ chẩn đoán nhiễm trùng phế cầu và kết quả từ khám thực thể.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm phổi do phế cầu?

Bệnh phế cầu được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều loại phế cầu đã trở nên đề kháng với một số kháng sinh dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng.

Điều trị kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng phế cầu xâm lấn thường bao gồm kháng sinh “phổ rộng” cho đến khi có kết quả thử nghiệm độ nhạy. Kháng sinh phổ rộng chống lại một loạt các vi khuẩn. Một khi biết được sự nhạy cảm của vi khuẩn thì bác sĩ có thể lựa chọn một loại kháng sinh có tính ức chế mạnh hơn.

Ngoài ra, việc sử dụng hợp lý các thuốc kháng sinh cũng có thể làm chậm lại hoặc đảo ngược bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn kháng thuốc.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm phổi do phế cầu?

phòng ngừa viêm phổi do phế cầu

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh này là chích ngừa. Vắc-xin S. pneumonia giúp bảo vệ chống lại hơn 90 loại phế cầu khuẩn. Các biện pháp kiểm soát bệnh bao gồm:

  • Tiêm chủng. Vắc-xin phế cầu liên hợp bảo vệ chống lại 13 loại vi khuẩn phế cầu gây ra hầu hết các bệnh nghiêm trọng ở trẻ em và người lớn;
  • Kháng sinh. Do kháng sinh không phổ biến với người bị nhiễm trùng sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm phế cầu, kháng sinh phòng bệnh (phòng ngừa) không được khuyến cáo cho những ai có tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn.
  • Ngừng hút thuốc lá. 
  • Giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh bằng cách tập thể dục và ăn uống lành mạnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 02/12/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo