backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Viêm bao hoạt dịch Achilles

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 21/02/2022

Viêm bao hoạt dịch Achilles

Viêm bao hoạt dịch Achilles là một trong những nguyên nhân gây sưng, đau, đỏ mặt sau gót chân ngày càng phổ biến. Bao hoạt dịch Achilles là gì? Đâu là dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tình trạng viêm ở túi thanh dịch ở gót chân này? 

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về viêm bao hoạt dịch gân Achilles qua những thông tin dưới đây nhé!

Tìm hiểu chung

Viêm bao hoạt dịch Achilles là gì?

Viêm bao hoạt dịch Achilles là viêm đau và sưng túi Achilles. Các túi  hoạt dịch Achilles nằm giữa da và gân Achilles, gắn vào xương gót chân. Túi là một bao nhỏ chứa đầy chất lỏng bao bọc xung quanh khớp ở những khu vực có nhiều ma sát, thường nằm giữa các cơ, gân hoặc bề mặt của xương. Vị trí của các túi nằm ở giữa gân, cơ hoặc xương làm giảm mọi ma sát khi chuyển động. Nó cung cấp vùng đệm mềm mại cho dây chằng trượt qua mà không đau đớn và hoạt động như một chất bôi trơn và hỗ trợ vận động của dây chằng.

Mức độ phổ biến của viêm bao hoạt dịch Achilles

Viêm bao hoạt dịch là một chứng đau chân thường gặp ở các vận động viên, đặc biệt là vận động viên điền kinh. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm bao hoạt dịch Achilles?

Các triệu chứng của viêm bao hoạt dịch khác nhau, tùy thuộc vào mức độ chấn thương và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc do nhiễm trùng. Do lạm dụng và chấn thương, cơn đau thường âm ỉ hoặc đau rát ở mặt sau của gót chân, đau càng trầm trọng hơn khi chạm vào, bị chèn ép như đi giày chật hoặc cử động khớp. Thường sẽ có sưng đáng kể xung quanh mặt sau gót chân. Trong những trường hợp khác, bạn có thể không nhìn thấy sưng ở bao hoạt dịch nằm sâu dưới da như hông hoặc vai. Cử động mắt cá chân và bàn chân bị cứng, đặc biệt vào buổi sáng và sau bất kỳ hoạt động liên quan đến bàn chân. Tất cả các triệu chứng này có trong viêm bao hoạt dịch kèm theo nhiễm trùng với sốt từ 38ºC trở lên và ớn lạnh. Da xung quanh khớp bị ảnh hưởng có màu đỏ và cảm giác ấm khi chạm vào.

Viêm bao hoạt dịch achilles cũng thường xuyên bị nhầm lẫn với viêm gân Achilles, đôi lúc hai tình trạng này xảy ra song song. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

nguyên nhân viêm bao hoạt dịch achilles

Nguyên nhân nào gây ra viêm bao hoạt dịch Achilles?

Viêm bao hoạt dịch Achilles thường do ma sát quá mức bề mặt da phía trên gân Achilles như đi giày không vừa. Sử dụng quá nhiều động tác liên quan đến co thắt lặp đi lặp lại của bắp chân như đi bộ hoặc chạy quá mức, có thể góp phần vào sự phát triển tình trạng này. Đôi khi, tình trạng này có thể phát triển sau một chấn thương tác động trực tiếp lên bao hoạt dịch Achilles.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch Achilles?

Những người có việc làm hoặc sở thích liên quan đến các chuyển động lặp đi lặp lại có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này. Ví dụ như những người lắp đặt thảm và người làm vườn dành nhiều thời gian quỳ gối, do đó có nhiều nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch ở đầu gối hơn. Tương tự như vậy, vận động viên điền kinh có nhiều khả năng phát triển viêm bao hoạt dịch ở hông hơn.

Chẩn đoán và điều trị

chẩn đoán và điều trị viêm bao hoạt dịch achilles

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm bao hoạt dịch Achilles?

Bạn có thể cần được kiểm tra toàn diện chủ quan và khách quan bởi chuyên gia vật lý trị liệu để chẩn đoán viêm bao hoạt dịch Achilles. Chẩn đoán có thể được xác nhận sau khi bạn được siêu âm hoặc đôi khi với chụp MRI hoặc CT.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm bao hoạt dịch Achilles?

  • Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giảm đau kháng viêm ngắn để giảm và kiểm soát tình trạng viêm đau.
  • Bạn có thể được yêu cầu sử dụng kháng sinh trong trường hợp có viêm bao hoạt dịch.
  • Chườm một túi đá lạnh trên khu vực mới bị chấn thương cũng có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành đáng kể bằng cách giảm đau và sưng. Bạn hãy bảo đảm các gói nước đá được bao bọc cẩn thận để không gây bỏng lạnh. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên chườm đá lạnh thường xuyên khoảng 10-15 phút với khoảng cách 30 phút. Khi có thể, nên tránh tất cả các cử động và tư thế nặng, nhưng việc nghỉ ngơi hoàn toàn có thể dẫn đến suy nhược và rút ngắn cơ bắp.
  • Các liệu pháp xoa bóp và thao tác khéo léo có thể giúp giãn các cơ và gân xung quanh khớp bị ảnh hưởng, giảm áp lực lên bao hoạt dịch và cho phép chữa lành nhanh vết thương hơn.
  • Nếu viêm bao hoạt dịch mãn tính và không đáp ứng với điều trị, bác sĩ có thể đề nghị tiêm corticosteroid, cách này sẽ làm giảm mức độ viêm và đau. Tuy nhiên, tiêm corticosteroid có thể cho các kết quả khác nhau.
  • Phẫu thuật rất hiếm khi được thực hiện trong điều trị viêm bao hoạt dịch, nhưng đôi khi có thể cần thiết trong các trường hợp cực kỳ mãn tính hoặc viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng chảy mủ.

Nguyên nhân cơ bản của viêm bao hoạt dịch gân achilles cần được xác định để ngăn ngừa tái phát. Nếu không điều trị được nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh bùng phát trở lại, phục hồi kém và chậm. Tái phát trong tương lai có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng các bài tập kéo giãn và tăng cường sức cơ, giúp ngăn ngừa các cơ bó chặt trên bao hoạt dịch.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

điều trị viêm bao hoạt dịch gân achilles

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý viêm bao hoạt dịch Achilles?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với viêm bao hoạt dịch Achilles:

  • Giảm hoạt động thể chất.
  • Chườm lạnh lên gót chân và mắt cá chân (tối đa 20 phút trong 3-4 lần mỗi ngày).
  • Để gót chân nghỉ ngơi.
  • Tăng cường mạnh cơ bắp chân.
  • Nâng cao bàn chân để giảm sưng.
  • Không lạm dụng dây chằng.
  • Đeo dụng cụ hỗ trợ hoặc vớ nén.
  • Dùng thuốc chống viêm.
  • Mang giày thích hợp.
  • Sư dụng vật lý trị liệu.
  • Tham gia điều trị bằng siêu âm.
  • Tập thể dục và kéo giãn thường xuyên.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 21/02/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo