backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Bệnh lao xương (Lao cơ xương)

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 19/09/2021

Bệnh lao xương (Lao cơ xương)

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lao chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống phổi và hệ tiêu hóa, nhưng nó cũng có thể lây lan qua đường máu đến các cơ quan khác hay còn được gọi là lao ngoài phổi.

Lao xương hay lao cơ xương là một dạng bệnh lao ngoài phổi phổ biến thứ 3 sau bệnh lao màng phổi và bạch huyết. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu căn bệnh này trong bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu chung

Bệnh lao xương là gì?

Lao xương là bệnh gì? Lao xương, hay còn gọi là lao cơ xương hay lao xương khớp, là một nhóm các nhiễm trùng nặng dẫn tới áp xe và cứng khớp ở những khu vực ảnh hưởng. Bệnh thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp hông hay khớp gối. Thực tế, lao xương là một dạng của bệnh lao ảnh hưởng đến cột sống, xương và khớp.

Các vị trí chủ yếu của bệnh lao xương là các khớp chịu trọng lượng và các đốt sống cột sống. Trong bệnh lao cột sống, các đốt sống ngực bị ảnh hưởng chủ yếu. Lao xương cột sống được coi là nghiêm trọng vì nó phá hủy đốt sống ngực hoặc thắt lưng dẫn đến biến dạng xương và trong tình huống xấu nhất là liệt các chi dưới.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng lao xương

triệu chứng lao xương

Sẽ rất khó để nhận ra các triệu chứng lao xương cho đến khi bệnh đã tiến triển. Lao xương khớp – cụ thể là lao xương cột sống rất khó chẩn đoán vì nó không gây đau trong giai đoạn đầu. Người bệnh có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi được bác sĩ chẩn đoán.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ xương hoặc khớp nào, nhưng hầu hết các xương bị ảnh hưởng phổ biến là đốt sống cột sống, đầu gối, hông, vai và xương và khớp khuỷu tay. Sau đây là một số triệu chứng bạn có thể để ý thấy khi mắc lao xương khớp như:

  • Đau lưng dữ dội
  • Sưng khớp
  • Cứng khớp
  • Áp xe

Khi bệnh phát triển nặng hơn, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Viêm khớp
  • Biến dạng cột sống
  • Biến chứng thần kinh
  • Liệt nửa người
  • Trẻ có tứ chi ngắn
  • Dị tật xương

Ngoài ra, người bị bệnh lao xương có thể gặp hoặc không có các triệu chứng bình thường của bệnh lao như:

  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Sụt cân

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh lao xương là gì?

nguyên nhân gây lao xương

Bệnh lao xương là bệnh lao ngoài phổi, do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis gây ra. “Bệnh lao xương có lây không?’ có lẽ là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Thực tế, bệnh xảy ra khi người khỏe mạnh tiếp xúc với người bị nhiễm vi khuẩn M. tuberculosis gây bệnh lao. Vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng từ người sang người qua không khí.

Vậy, bệnh lao xương lây qua đường nào? Bệnh lây lan theo đường máu đến tận cùng các xương dài và đốt sống. Nó cũng có thể lây lan từ các hạch bạch huyết lao gần đó.

Các nguyên nhân chính gây bệnh lao xương bao gồm:

  • Mắc bệnh lao: Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, nó có thể gây tổn thương các hạch bạch huyết, tuyến ức, bao gồm cả xương.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Một số yếu tố như nghèo đói, sống nơi đông đúc, tuổi già, suy dinh dưỡng, lạm dụng thuốc, đái tháo đường, nhiễm HIV có thể dẫn đến bệnh lao xương.
  • Điều trị lao không đúng cách: Nếu không điều trị những bệnh lao khác ngay từ đầu thì vi khuẩn sẽ di chuyển đến mạch máu của xương dài và gây ra lao xương.

Lao xương có nhiều nguy cơ xuất hiện hơn ở các quốc gia đang phát triển hoặc những người sống chung với bệnh AIDS.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán lao xương?

Chụp X-quang chẩn đoán lao xương

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu làm một số các xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang: Giúp quan sát thấy những khu vực xương khớp bị phá hủy. Tuy nhiên, xét nghiệm này không thể cho thấy những tổn thương nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu hoặc khi xương chưa có sự thay đổi.
  • Chụp CT và MRI: Chụp CT giúp phát hiện tổn thương xương, trong khi MRI giúp phát hiện những thương tổn ở mô mềm, quan sát rõ những tổn thương như u hạt ở cột sống. Chụp MRI cũng giúp đánh giá các biến chứng, khả năng đáp ứng với điều trị, từ đó giúp bác sĩ phân định rõ hơn các tổn thương đốt sống do chèn ép mô mềm liền kề và dây thần kinh. Do đó, MRI thường được chỉ định hơn chụp CT.
  • Sinh thiết: Trong trường hợp các xét nghiệm hình ảnh không hiệu quả, bác sĩ sẽ yêu cầu làm sinh thiết để chẩn đoán bệnh chính xác.

Những phương pháp điều trị bệnh lao xương

Bệnh lao xương có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Mục tiêu chính của việc điều trị là tiêu diệt và tiêu diệt mầm bệnh, phục hồi chức năng bình thường của xương khớp. Điều trị chính của bệnh lao xương là một đợt dùng thuốc chống lao kéo dài.

Thuốc là phương pháp điều trị đầu tiên đối với lao xương khớp. Những loại thuốc chống lao, chẳng hạn như rifampicin, isoniazid, ethambutolpyrazinamide được dùng kết hợp ba hoặc bốn loại trong vài tháng. Sau hai đến ba tháng, thuốc giảm dần. Điều trị bằng thuốc chống lao tiếp tục kéo dài từ 6 đến 9 tháng hoặc trong một số trường hợp có thể kéo dài đến 18 tháng.

Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể cần làm phẫu thuật cột sống, chẳng hạn như phẫu thuật cắt đốt sống. Ngoài ra, bệnh nhân nên kết hợp dùng thuốc với việc duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và ngủ là những biện pháp tự nhiên bổ sung hiệu quả để chữa bệnh lao xương.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 19/09/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo