backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hội chứng cơ hình lê

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 09/12/2019

Hội chứng cơ hình lê

Tìm hiểu về hội chứng cơ hình lê

Hội chứng cơ hình lê là gì?

Hội chứng cơ hình lê (cơ tháp) là một rối loạn thần kinh cơ không phổ biến, xảy ra khi cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa. Cơ hình lê, còn gọi là cơ tháp, nằm ở mông gần đỉnh khớp hông. Cơ này rất quan trọng trong vì nó ổn định khớp hông, giúp bạn nâng và xoay đùi dễ dàng, giữ thăng bằng tốt hơn.

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dày và dài trong cơ thể, đi qua cơ hình lê, xuống chân và cuối cùng phân nhánh thành các dây thần kinh nhỏ hơn ở bàn chân. Khi các cơ hình lê co thắt có thể gây ra nén dây thần kinh.

Triệu chứng của hội chứng cơ hình lê

Triệu chứng của hội chứng cơ hình lê là gì?

Đau thần kinh tọa là triệu chứng chính của hội chứng cơ hình lê. Bạn có thể mắc các triệu chứng khác. Vị trí đau nhức ở mỗi người sẽ không giống nhau, có thể ở lưng hoặc chân.

Một số dấu hiệu phổ biến khác của hội chứng cơ hình lê bao gồm:

  • Tê và ngứa ở mông, có thể kéo dài xuống phía sau chân
  • Đau cơ ở mông
  • Khó ngồi thoải mái
  • Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn khi ngồi
  • Đau ở mông và chân khiến bạn khó hoạt động

Đối với hội chứng cơ hình lê nghiêm trọng, cơn đau ở mông và chân có thể nghiêm trọng đến mức bạn không để chuyển động được. Bạn sẽ không thể thực hiện các công việc hàng ngày, chẳng hạn như ngồi trước máy tính, lái xe hoặc công việc gia đình.

Nguyên nhân gây hội chứng cơ hình lê

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng cơ hình lê?

Các cơ hình lê có thể bị thương hoặc kích thích sau thời gian dài không hoạt động hoặc tập thể dục quá sức.

Một số nguyên nhân phổ biến gây hội chứng cơ hình lê bao gồm:

  • Tập thể dục quá sức
  • Chạy và thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến chân
  • Ngồi trong thời gian dài
  • Nâng vật nặng
  • Leo cầu thang

Chấn thương cũng có thể làm tổn thương cơ, gây đè nén dây thần kinh tọa. Các nguyên nhân chấn thương cơ hình lê điển hình bao gồm:

  • Xoay hông đột ngột
  • Một cú ngã nặng
  • Một cú đánh trực tiếp khi chơi thể thao
  • Tai nạn xe cộ
  • Một vết rách sâu đến cơ
  • Nguy cơ mắc hội chứng cơ hình lê

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng cơ hình lê?

    Nếu bạn phải thường xuyên ngồi làm việc hoặc xem tivi quá lâu, bạn sẽ có nguy cơ mắc hội chứng cơ hình lê. Ngoài ra, nếu bạn thường tập các bài tập cho phần thân dưới, nguy cơ mắc hội chứng sẽ cao hơn.

    Chẩn đoán và điều trị hội chứng cơ hình lê

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

    Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán hội chứng cơ hình lê?

    Gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau hay tê ở mông hoặc chân kéo dài hơn một vài tuần. Đau thần kinh tọa có thể kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào nguyên nhân. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng thường xuyên tái phát.

    Thông thường, bác sĩ sẽ đánh giá bệnh sử, các triệu chứng và bất kỳ nguyên nhân có thể khiến bạn đau. Hãy chuẩn bị để thảo luận với bác sĩ về các triệu chứng của bạn một cách chi tiết. Nếu bạn bị ngã gần đây hoặc căng cơ trong khi chơi thể thao, hãy nhớ chia sẻ thông tin đó với bác sĩ.

    Bác sĩ cũng sẽ làm một bài kiểm tra thể chất để xác định vị trí gây đau.

    Một số xét nghiệm hình ảnh cũng có thể cần thiết để giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây đau. Chụp MRI hoặc CT scan có thể giúp bác sĩ xác định liệu viêm khớp hoặc vỡ đĩa đệm có gây ra cơn đau hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ hội chứng cơ hình lê gây ra các triệu chứng, họ có thể yêu cầu siêu âm để chẩn đoán tình trạng.

    Những phương pháp nào giúp điều trị hội chứng cơ hình lê?

    Nếu bạn bị đau khi ngồi hoặc do một số hoạt động nhất định, cố gắng tránh các vị trí gây ra cơn đau. Bạn cũng có thể nghỉ ngơi, chườm đá và nhiệt để giúp giảm triệu chứng. Một bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý có thể đề xuất một chương trình tập thể dục và các bài tập kéo giãn để giúp giảm chèn ép dây thần kinh tọa.

    Bạn cũng có thể điều trị nắn xương đã để giúp giảm đau và tăng phạm vi chuyển động. Một số bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ, tiêm corticosteroid hoặc thuốc gây mê.  Bác sĩ chỉ đề nghị phẫu thuật như là phương án cuối cùng.

    Phòng ngừa hội chứng cơ hình lê

    Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn phòng ngừa hội chứng cơ hình lê?

    Mặc dù tập thể dục đôi khi có thể gây ra hội chứng cơ hình lê, nhưng tập thể dục thường xuyên với mức độ vừa phải có thể giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng. Cơ bắp cần được tập luyện để tăng cường sức mạnh và khỏe mạnh. Để giúp ngăn ngừa thương tích dẫn đến hội chứng cơ hình lê, bạn nên:

    • Làm nóng và giãn cơ trước khi chạy hoặc tham gia vào các bài tập cần nhiều sức mạnh
    • Tăng cường độ tập luyện dần dần
    • Tránh chạy lên và xuống cầu thang hoặc trên bề mặt không bằng phẳng
    • Đứng dậy và di chuyển xung quanh khi bạn ngồi hoặc nằm quá lâu

    Nếu bạn đã mắc hội chứng piriformis, bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh lại. Nếu thường xuyên tập vật lý trị liệu, bạn sẽ có thể tránh được tình trạng tái phát hội chứng.

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 09/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo