backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Giữ thăng bằng kém

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 24/05/2019

Giữ thăng bằng kém

Tìm hiểu về tình trạng giữ thăng bằng kém

Tình trạng giữ thăng bằng kém là gì?

Giữ thăng bằng kém là thuật ngữ chung cho một loạt các vấn đề về thăng bằng. Nếu bị mất thăng bằng, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, như thể căn phòng quay cuồng, không ổn định hoặc lâng lâng. Bạn sẽ có cảm giác như đang rơi tự do. Những cảm giác này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, cho dù bạn đang nằm, ngồi hay đứng.

Các hệ thống trong cơ thể – bao gồm cơ, xương, khớp, thị lực, cơ quan cân bằng ở tai, dây thần kinh, tim và mạch máu – phải hoạt động bình thường để bạn giữ thăng bằng. Khi các hệ thống này không hoạt động tốt, bạn có thể gặp vấn đề về cân bằng.

Tình trạng giữ thăng bằng kém sẽ làm bạn dễ ngã, do đó bạn sẽ dễ bị gãy xương và các chấn thương khác.

Triệu chứng giữ thăng bằng kém

Những dấu hiệu và triệu chứng giữ thăng bằng kém là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan bao gồm:

  • Nhìn mờ
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Hoang mang hoặc mất phương hướng
  • Cảm giác chán nản, sợ hãi hoặc lo lắng
  • Khó tập trung
  • Mệt mỏi
  • Bệnh tiêu chảy
  • Thay đổi huyết áp và nhịp tim
  • Nguyên nhân giữ thăng bằng kém

    Nguyên nhân nào khiến bạn giữ thăng bằng kém?

    Nguyên nhân gây giữ thăng bằng kém gồm:

    • Chóng mặt lành tính do tư thế. Chóng mặt lành tính do tư thế xảy ra khi tinh thể canxi ở tai rời khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến các vị trí khác trong tai. Các tinh thể canxi này giúp bạn giữ thăng bằng tốt. Chóng mặt lành tính do tư thế là nguyên nhân phổ biến nhất gây chứng chóng mặt ở người lớn. Bạn có thể cảm thấy cảnh vật xung quanh quay tròn khi nằm hoặc đứng.
    • Bệnh Meniere. Ngoài triệu chứng chóng mặt đột ngột và nghiêm trọng, bệnh Meniere có thể gây ra mất thính lực và ù tai hoặc nặng tai. Các chuyên gia vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh này. Bệnh Meniere rất hiếm và thường phát triển ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 40.
    • Đau nửa đầu Migraine. Đau nửa đầu Migraine gây chóng mặt và nhạy cảm với chuyển động (đau nửa đầu tiền đình). Đau nửa đầu là một nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt.
    • U dây thần kinh thính giác. Đây là một khối u lành tính,  phát triển chậm trên một dây thần kinh ảnh hưởng đến thính giác và khả năng thăng bằng của cơ thể. Khi mắc bệnh, bạn có thể bị chóng mặt hoặc mất thăng bằng, nhưng các triệu chứng phổ biến nhất là mất thính lực và ù tai. U dây thần kinh thính giác là một tình trạng hiếm gặp.
    • Viêm dây thần kinh tiền đình. Viêm dây thần kinh tiền đình là một rối loạn viêm, có thể do virus gây ra và ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở khu vực giữ thăng bằng của tai. Các triệu chứng bệnh thường nghiêm trọng và kéo dài, bao gồm buồn nôn và khó di chuyển. Các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày và dần dần cải thiện mà không cần điều trị.
    • Hội chứng Ramsay Hunt. Hội chứng này xảy ra khi nhiễm trùng giống như bệnh zona ảnh hưởng đến các dây thần kinh mặt, thính giác và tiền đình gần tai. Bạn có thể bị chóng mặt, đau tai, yếu cơ mặt và giảm thính lực.
    • Chấn thương đầu. Bạn có thể bị chóng mặt do sang chấn hoặc chấn thương đầu khác.
    • Say tàu xe. Bạn có thể bị chóng mặt do say xe hoặc khi chơi các trò cảm giác mạnh. Chứng say tàu xe thường gặp ở những người bị đau nửa đầu.
    • Hạ huyết áp tư thế đứng (hạ huyết áp tư thế). Nếu bạn đứng hoặc ngồi quá nhanh có thể bị giảm huyết áp đáng kể, dẫn đến chóng mặt và dễ ngã hơn.
    • Bệnh tim mạch. Nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim), hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu, cơ tim dày lên (bệnh cơ tim phì đại), giảm thể tích máu có thể làm giảm lưu lượng máu và gây ra chứng suy nhược, khiến bạn chóng mặt.
    • Vấn đề tiền đình. Bất thường ở tai có thể gây ra cảm giác đầu lâng lâng hoặc nặng và đi không vững trong bóng tối.
    • Tổn thương thần kinh ở chân (bệnh thần kinh ngoại biên). Các tổn thương ở chân có thể khiến bạn khó di chuyển.
    • Các vấn đề về khớp, cơ hoặc thị lực. Yếu cơ và khớp không ổn định có thể góp phần khiến bạn mất thăng bằng. Vấn đề về thị lực cũng khiến bạn khó giữ thăng bằng hơn.
    • Thuốc. Một số thuốc có thể gây tác dụng phụ làm bạn mất thăng bằng.
    • Một số tình trạng thần kinh, bao gồm thoái hóa đốt sống cổ và bệnh Parkinson.
    • Vấn đề ở tai. Sự bất thường của hệ thống tiền đình có thể dẫn đến cảm giác lâng lâng, khiến bạn khó giữ thăng bằng hơn.
    • Rối loạn tâm thần. Trầm cảm (rối loạn trầm cảm dạng nặng), lo lắng và các rối loạn tâm thần khác có thể gây chóng mặt.
    • Thở nhanh bất thường (tăng thông khí). Tình trạng này thường đi kèm với rối loạn lo âu và có thể gây ra chóng mặt.

    Các nguyên nhân đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn giữ thăng bằng kém. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

    Nguy cơ làm bạn giữ thăng bằng kém

    Những yếu tố nào làm bạn tăng nguy cơ giữ thăng bằng kém?

    Các yếu tố làm bạn tăng nguy cơ không thể giữ thăng bằng tốt như:

    • Thuốc
    • Nhiễm virus
    • Các vấn đề ở tai
    • Đang trong quá trình hồi phục từ chấn thương đầu
    • Trên 65 tuổi và có bệnh viêm khớp, hạ huyết áp hoặc cao huyết áp
    • Đi thuyền hoặc tàu hỏa

    Kiểm soát tình trạng giữ thăng bằng kém

    Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát thăng bằng?

    Để kiểm soát chóng mặt, bác sĩ sẽ liệt kê những hoạt động bạn có thể thực hiện tại nhà, kết hợp với vật lý trị liệu. Phương pháp kỹ thuật phổ biến nhất giúp kiểm soát chóng mặt là nghiệm pháp Epley.

    Nếu nguyên nhân gây mất thăng bằng là không rõ hoặc không thể điều trị được, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các cách giảm nguy cơ chấn thương. Bạn lưu ý không lái xe nếu tình trạng mất thăng bằng ngày càng nghiêm trọng.

    Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn bỏ thuốc lá, hạn chế caffeine và rượu, ăn ít muối và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 24/05/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo