backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Chắp mắt là gì? Bị chắp mắt bao lâu thì khỏi và cách điều trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 24/03/2023

Chắp mắt là gì? Bị chắp mắt bao lâu thì khỏi và cách điều trị

Chắp mắt là một vấn đề khá phổ biến gây ảnh hưởng đến mí mắt do tuyến nhờn bị bít tắc. Tình trạng này thường dễ bị nhầm lẫn với lẹo mắt – tình trạng viêm cấp tính do tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến bờ mi gây sưng đau. Thật may mắn là nếu nhận biết đúng bệnh, hầu hết trường hợp bạn có thể tự điều trị tại nhà.

Vậy chắp mắt là gì? Bị chắp mắt bao lâu thì khỏi? Tình trạng này có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Tìm hiểu chung

Chắp mắt là gì?

Một người bị chắp mắt là khi bị nổi cục ở mí mắt trên. Ban đầu, kích thước cục này thường nhỏ, hơi sưng đỏ và mềm. Sau đó vài ngày, nó sẽ trở nên cứng hơn nhưng không gây đau.

Khác với mụt lẹo thường xuất hiện ở mép mí mắt và gây sưng đau, chắp thường nằm xa mép mí và không gây đau đớn. Mặc dù vậy, đôi khi chắp vẫn bắt đầu bằng việc nổi cục trong mí mắt trên giống như mụt lẹo. Do đó, cách chữa chắp mắt thường tương tự như trị mụt lẹo.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị chắp mắt

Thông thường, tình trạng bị chắp mắt sẽ dẫn đến một số biểu hiện như:

  • Sưng nhưng không đau ở mí mắt, tiến triển chậm trong tuần đầu tiên
  • Sưng lớp màng bao phủ bề mặt mắt và mặt trong mí mắt (kết mạc)
  • Cộm mắt, khó chịu ở mắt
  • Chắp có thể xuất hiện ở bên ngoài hoặc bên trong mí mắt (lật mí mắt lên sẽ nhìn thấy)
  • Nhìn mờ hoặc hình ảnh khi nhìn bị méo mó
  • Xuất hiện vùng màu đỏ hoặc xám bên trong mí mắt

triệu chứng bị chắp mắt

Đây là tình trạng nổi cục ở mí mắt trên, ít khi xảy ra ở mí mắt dưới. Người lớn thường gặp phải bệnh chắp mắt hơn so với trẻ em, thường xảy ra trong độ tuổi 30–50.

Nguyên nhân

Nguyên nhân bị chắp mắt là gì?

Mắt bị chắp chủ yếu do ống tuyến nhờn của mi mắt bị tắc nghẽn. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị viêm bờ mi hay có bệnh da liễu như chàm (eczema). Dịch nhờn (meibum) trong tuyến nhờn ở bờ mi của những người có các vấn đề sức khỏe trên thường đặc hơn, khiến tuyến này dễ bị tắc.

Bất kỳ ai cũng đều có khả năng gặp phải tình trạng này nhưng nguy cơ sẽ tăng lên với những người:

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán tình trạng chắp mắt như thế nào?

chắp mắt có tự khỏi không

Bác sĩ có thể dễ dàng đưa ra chẩn đoán cho tình trạng này nhờ vào quan sát mí mắt.

Họ cũng sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về thời gian xuất hiện các triệu chứng, cảm giác đau để phân biệt với các vấn đề khác.

Những cách chữa chắp mắt hiệu quả

Chắp mắt có tự khỏi không? Hầu hết các chắp nhỏ đều có khả năng tự hết sau 2 – 8 tuần.

Nhiều người cũng thắc mắc rằng bị chắp mắt bao lâu thì khỏi và làm sao để thúc đẩy quá trình bệnh nhanh lành hơn. Bạn có thể thực hiện các cách chăm sóc tại nhà sau đây:

  • Chườm khăn ấm lên mí mắt. Nhiệt độ ấm nóng từ khăn sẽ giúp tuyến nhờn nở ra, bớt tắc nghẽn và dịch có thoát ra ngoài. Bạn nên chườm từ 10–15 phút mỗi lần và làm 3–5 lần/ ngày. Sau khi chườm, bạn giặt nhẹ khăn trong nước ấm rồi vắt khô, tiếp tục đắp lên mí mắt.
  • Thường xuyên vệ sinh mí mắt, dùng khăn lau sạch mí mắt thật nhẹ nhàng.
  • Không gãi, nặn hay ấn vào mắt.
  • Không gãi hay dụi mắt khi chưa rửa sạch tay.
  • Không trang điểm mắt hoặc đeo kính áp tròng cho đến khi tình trạng này hết hẳn.
  • Khi nốt chắp quá lớn hoặc không tự hết sau 2–8 tuần tự chăm sóc tại nhà, bạn nên đến gặp bác sẽ để điều trị. Trường hợp đó, bác sĩ có thể:

    • Rạch một đường ở mí mắt để giúp cho dịch thoát ra ngoài. Bạn sẽ được gây tê cục bộ khi thực hiện quá trình mổ chắp mắt.
    • Tiêm steroid để giảm sưng.

    Bạn không cần phải dùng thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt có kháng sinh để chữa chắp mắt vì tình trạng này không liên quan đến nhiễm khuẩn.

    Biến chứng

    Chắp mắt có nguy hiểm không?

    Hầu hết trường hợp không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Rất hiếm khi các cục u này bị nhiễm trùng, nếu có, nhiễm trùng có thể lây lan đến toàn bộ mí mắt và các mô xung quanh mắt. Lúc ấy, mí mắt thường sưng to và đỏ. Bạn có thể không mở được mắt, cảm thấy đau nhức mắt dữ dội và bị sốt.

    Biến chứng này được gọi với tên y khoa là viêm mô tế bào hốc mắt. Nếu nhận thấy có các dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Việc điều trị viêm này sẽ cần đến thuốc kháng sinh, thường được tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch.

    Phòng ngừa

    Các cách giúp phòng ngừa bị chắp mắt

    Cách hiệu quả và đơn giản nhất để ngăn ngừa chắp xuất hiện là tập thói quen giữ vệ sinh mắt thật tốt. Bạn nên:

    • Rửa tay đúng cách, thường xuyên, nhất là trước khi chạm lên mặt, mắt.
    • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đeo kính áp tròng. Làm sạch kính áp tròng với dung dịch khử trùng và dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Khi kính áp tròng hết thời hạn sử dụng, bạn không nên cố tiếp tục đeo vì có thể gây ra nhiều vấn đề cho mắt.
    • Rửa mặt sạch để loại bỏ bụi bẩn cũng như lớp trang điểm (nếu có) trước khi đi ngủ.
    • Không sử dụng các sản phẩm trang điểm cho mắt đã hết hạn sử dụng, chẳng hạn như mascara, phấn mắt. Lưu ý, bạn không nên chia sẻ hoặc sử dụng chung đồ trang điểm với người khác.

    Hi vọng khi thấy nổi cục ở mí mắt trên, bạn đã biết mình có bị chắp mắt hay không, liệu chắp mắt có tự khỏi không, bao lâu khỏi và cách chăm sóc để mau khỏi nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 24/03/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo