backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Áp lực bàng quang và xét nghiệm Bonney

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Tên kỹ thuật y tế: Sinh thiết mụn cóc sinh dục (Human Papilomavirus)

Bộ phận cơ thể/mẫu thử: mô bất thường của mụn cóc

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm áp lực bàng quang và xét nghiệm Bonney là gì?

Xét nghiệm áp lực bàng quang dùng để kích thích sự rò nước tiểu (sự tiểu không tự chủ) xảy ra khi bạn ho, hắt hơi, cười hay vận động.

Xét nghiệm Bonney là một phần của bài xét nghiệm áp lực bàng quang và thường được thực hiện sau khi bác sĩ đã xác nhận rằng nước tiểu bị rỉ ra khi ho. Nó sẽ giống với bài xét nghiệm áp lực bàng quang trừ việc cổ bàng quang sẽ được nâng nhẹ lên với một ngón tay hay một dụng cụ được đặt vào âm đạo khi đưa áp lực vào bàng quang. Điều này sẽ kiểm tra được sự tiểu không tự chủ là kêt quả của việc cổ bàng quang bị đẩy xuống quá sâu hay là do tăng áp lực thật sự.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm áp lực bàng quang và xét nghiệm Bonney?

Xét nghiệm áp lực bàng quang và xét nghiệm Bonney sẽ được thực khi:

  • Nước tiểu rỉ ra bất chợt khi hắt hơi, ho, cười, vận động, đứng dậy, bước ra khỏi xe hơi, nhấc những đồ vật nặng và khi đang quan hệ tình dục.
  • Khám lâm sàng, hỏi bệnh sử, và xét nghiệm nước tiểu không tìm thấy nguyên nhân của việc tiểu không tự chủ này.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm áp lực bàng quang và xét nghiệm Bonney?

Thường phụ nữ có thể giữ được nước tiểu (cầm cự được) trong lúc thực hiện xét nghiệm khi nằm xuống nhưng sẽ dễ tiết ra nước tiểu (không thể cầm được) khi đứng, tất cả là do trọng lực.

Có khi một phụ nữ có thể bị tiểu không tự chủ cả do áp lực và do bàng quang tăng hoạt cùng một lúc. Điều trị thành công bệnh tiểu không tự chủ do tăng áp lực cũng sẽ làm bệnh tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt giảm bớt.

Xét nghiệm Bonney rất khó để chuẩn hoá. Do đó, kết quả thường không đáng tin. Trong lúc tiến hành xét nghiệm, việc nâng mô ở một trong hai bên của cổ bàng quang là rất quan trọng, hơn cả việc nén cổ bàng quang lại. Nếu nước tiểu rỉ ra bị dừng lại khi ngón tay hay một dụng cụ được đặt vào âm đạo, thì nguyên nhân có thể là do ống đái bị chèn ép hơn là do việc nâng cổ bàng quang.  Nếu dùng xét nghiệm Bonney để quyết định có cần phải phẩu thuật hay không, bác sĩ làm xét nghiệm cần phải rất kinh nghiệm để đưa ra một kết quả chuẩn xác và đáng tin cậy.

Có một vài người cảm thấy xấu hổ khi bị người khác nhìn lúc đang đi tiểu.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm áp lực bàng quang và xét nghiệm Bonney?

Để giảm nguy cơ phát triển sự nhiễm trùng sau khi xét nghiệm, bạn nên uống nhiều nước, trà thảo mộc hay trái cây, nước ép, và cắt giảm lượng thức uống chứa caffeine như trà và cà phê trong vòng 48 tiếng sẽ giảm kích thích bàng quang.

Ngoài ra trước khi đến gặp bác sĩ, bạn nên ghi lại cụ thể bạn uống lượng nước bao nhiêu mỗi ngày và lượng nước tiểu mỗi lần bị rỉ ra khi bạn ho, cười, hắt hơi, vận động mạnh…

Quy trình thực hiện xét nghiệm áp lực bàng quang và xét nghiệm Bonney là gì?

Khi bạn nằm xuống, một ống dẻo thon gọi là ống thông tiểu sẽ được đặt vào bàng quang thông qua niệu đạo. Cảm giác đau rát nhẹ sẽ xuất hiện khi ống dò được đặt vào. Nếu bàng quang đã đầy thì không cần thiết phải sử dụng ống thông tiểu.

Khoảng 236.6 ml dịch lỏng sẽ được đưa vào bàng quang thông qua ống thông tiểu. Ống sau đó sẽ được lấy ra, và bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ho. Bác sĩ sẽ xem xét lượng nước tiểu chảy ra và để ý khoảng thời gian giữa lực ép (do ho) và thời gian tiết ra nước tiểu. Bài xét nghiệm áp lực này sẽ lặp đi lặp lại trong lúc bạn đứng dậy.

Nếu không thấy nước tiểu chảy ra trong quá trình xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho bạn vừa đứng dậy vừa làm. Một miếng gạc thấm sẽ được đặt vào để thấm nước tiểu trong khi bạn làm việc thường ngày.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm áp lực bàng quang và xét nghiệm Bonney?

Bạn nên uống 2.5 lít nước một ngày trong vòng 48 tiếng sau khi xét nghiệm và khi bạn đi tiểu, hãy cố gắng tiểu cho ra hết nước tiểu. Bạn có thể làm điều này bằng cách chờ một vài giây sau khi tiết ra hết nước tiểu rồi tiểu lại lần nữa.

Ban đầu, một vài người có thể cảm thấy hơi nhức và rát khi đi tiểu, nhưng cảm giác này thường sẽ mất đi nếu bạn uống nhiều nước.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng này vẫn còn kéo dài hơn 24 giờ, bạn nên đến khám bác sĩ lại ngay vì đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Khi đến khám, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nước tiểu của bạn để xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

 Việc tiết ra nước tiểu khi ho thường gợi ý tình trạng tiểu không tự chủ do tăng áp lực. Nếu bạn có kết quả xét nghiệm như vậy thì bạn cần phải  phẩu thuật để nâng cổ bàng quang lên.

Tiết dịch lỏng không xảy ra ngay lập tức (mà xảy ra vài giây sau khi ho) sẽ gợi ý có xuất hiện các cơn co thắt bàng quang bất thường đang xảy ra. Sự co thắt này nên được điều trị bằng thuốc.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo