backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

5 giải pháp giúp bạn trị buốt răng khi ăn đồ ngọt cực dễ áp dụng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 24/10/2021

    5 giải pháp giúp bạn trị buốt răng khi ăn đồ ngọt cực dễ áp dụng

    Buốt răng khi ăn đồ ngọt là cảm giác rất khó chịu và ai cũng có thể dễ dàng gặp phải. Tình trạng ê buốt răng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân mà bạn ít để ý.

    Nếu bạn là tín đồ của những món tráng miệng nhưng đang khổ sở vì cảm giác buốt răng sau khi ăn đồ ngọt thì đừng bỏ qua những thông tin sau đây. Bài viết của Hello Bacsi sẽ đem đến những kiến thức, thông tin cần thiết về tình trạng này cũng như cách ngăn ngừa hiệu quả.

    Vì sao ăn đồ ngọt bị buốt răng?

    Răng trở nên nhạy cảm với đường thường là dấu hiệu của một vài vấn đề răng miệng. Sau đây là những nguyên nhân bạn cần lưu ý.

    1. Mòn men răng

    Men là lớp ngoài của răng. Lớp “áo giáp” này bị hư hại từ thói quen sống hằng ngày, bao gồm chải răng quá mạnh, ăn đồ ăn có tính axit. Răng có thể trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với các loại thực phẩm khác nhau, từ những món ngọt cho đến món uống, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

    2. Răng bị tổn thương

    Bất kỳ tình trạng tổn thương nào ở răng cũng có thể gây ra sự nhạy cảm. Nếu răng của bạn bị hư hại trong một tai nạn hoặc trong khi bạn đang chơi thể thao, tình trạng buốt răng sau khi ăn đồ ngọt sẽ xảy ra. Ngoài ra, hành động nghiến răng cũng khiến răng bị tổn thương.

    3. Sâu răng

    Một lý do khác khiến bạn bị buốt răng sau khi ăn đồ ngọt đến từ tình trạng sâu răng. Quá trình vi khuẩn tích tụ, tạo thành mảng bám trên răng cũng khiến axit xuất hiện, từ đó ăn mòn men răng. Nếu không được điều trị, kích thước những lỗ sâu răng có thể gia tăng và biến thành nhiễm trùng.

    4. Bệnh về lợi

    Bệnh nướu răng không chỉ ảnh hưởng đến lợi mà còn tác động lên độ nhạy cảm của răng và đến sức khỏe răng miệng nói chung. Nếu bị viêm nướu hoặc viêm nha chu, bạn cũng có thể cảm thấy ê buốt răng sau khi ăn đồ ngọt.

    Biện pháp cải thiện tình trạng ê buốt

    điều trị buốt răng khi ăn đồ ngọt

    Tình trạng nhạy cảm với đồ ngọt có thể được ngăn ngừa bằng cách duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ cùng với một số lưu ý nhỏ như sau:

    1. Cẩn thận khi lựa chọn món ăn

    Bước đầu tiên để ngừa buốt răng khi ăn đồ ngọt là xem xét các món ăn phù hợp. Nếu ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh hoặc có tính axit cao, bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng bởi lúc này men răng đã bị mòn dần. Việc thiếu vitamin cũng góp phần gây sâu răng do sức khỏe răng miệng bị suy yếu.

    Do đó, bạn nên theo đuổi chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bằng cách ăn nhiều rau, thực phẩm giàu chất xơ, sữa chua, phô mai và sữa. Đồng thời, cần hạn chế biết ăn nhiều đồ ngọt hoặc thức uống nhiều đường để tránh nguy cơ sâu răng.

    2. Áp dụng thói quen đánh răng đúng cách

    Nếu đánh răng quá mạnh, bạn có thể làm hỏng răng lẫn nướu của mình. Do đó, hãy nhẹ nhàng hơn trong mỗi lần chải răng nhé. Ngoài ra, khi răng quá nhạy cảm, hãy sử dụng những loại kem đánh răng dành riêng cho răng thường bị ê buốt.

    Bên cạnh đó, độ mềm của lông bàn chải đánh răng là điều không thể bỏ qua. Những sản phẩm bàn chải lông cứng dẫu cho mang đến hiệu quả làm sạch bề mặt răng nhất thời nhưng tiềm ẩn nguy cơ bào mòn men răng. Vì thế, bạn nên lựa chọn bàn chải phù hợp.

    3. Hạn chế tẩy trắng răng

    Một số phương pháp làm trắng răng tại nhà có thể gây ra tình trạng ê buốt tạm thời, đặc biệt là những phương pháp liên quan đến thuốc tẩy. Do vậy, nếu bạn đang áp dụng các hình thức làm sáng răng bằng thuốc, hãy hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, thức uống sậm màu cũng như đồ ngọt nhé.

    4. Khám răng định kỳ để cải thiện tình trạng ăn đồ ngọt bị ê răng

    Việc đi khám răng định kỳ giúp bạn có thể xác định được mình đang gặp vấn đề nào cũng như những biện pháp cần làm để cải thiện sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như trám răng nếu răng bị mẻ, sâu. Thuốc giảm đau cũng sẽ được gợi ý nhằm giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn nếu tình trạng ê buốt răng khi ăn đồ ngọt vẫn kéo dài nhiều giờ sau đó.

    5. Sử dụng khay bảo hộ

    Thói quen vô thức nghiến răng khi ngủ sẽ làm hao mòn men răng và khiến răng bị ê buốt trong lúc ăn uống vào ngày hôm sau. Do vậy, hãy đeo khay bảo hộ để ngăn ngừa nguy cơ này xảy ra.

    6. Bổ sung florua

    Florua sẽ nâng cao khả năng chống chịu của răng với các loại thực phẩm mang tính axit hoặc nhiều đường. Khoáng chất này cũng khuyến khích việc xây dựng, cải thiện sức khỏe của men răng. Bạn có thể tìm mua các sản phẩm chứa florua ở khá nhiều hình thức, từ nước súc miệng cho đến kem đánh răng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 24/10/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo